Các lễ hội diễn ra trong ngày 30 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Trà Cổ
Hội Làng Trà Cổ được tổ chức vào ngày 30 tháng 5 tâm lịch tại Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.nhằm suy tôn sáu vị thành hoàng và Nguyễn Hữu Cầu
Bài viết nên xem
- Lễ hội ngày 12 tháng 8 âm lịch - Hội Bích Câu Đạo Quán
- Các lễ hội ngày 28 tháng 11 Âm Lịch - Hội Đền Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Các lễ hội ngày 29 tháng 12 Âm Lịch - Lễ Trừ Tịch và Đón Giao Thừa
- Các lễ hội ngày 22 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đình Trúc Tay
- Lễ hội ngày 14 tháng 8 âm lịch - Hội Làng Giáp Lục
- Các lễ hội ngày 6 tháng 3 Âm Lịch - Hội Làng Bắc Biên
Hội Làng Trà Cổ
Thời gian: tổ chức từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 âm lịch.
Địa điểm: Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn sáu vị thành hoàng và Nguyễn Hữu Cầu (một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê - Trịnh).
Nội dung: Chiều ngày 30-5 âm lịch, sau lễ tế gia tiên, các cai đám sẽ dùng cũi sơn đỏ có mái che nắng rước “Ông Voi” đã được tắm rửa sạch sẽ ra xếp thành hai hàng trước sân đình để chầu thần. Sau lễ tế cáo yết thần, Ban tổ chức lễ hội sẽ dùng thước đo từ đầu đến đuôi, đo vòng cổ từng “ông”. “Ông” nào thân dài nhất, vòng cổ to nhất, đẹp nhất sẽ giành giải nhất. Ngay sau phần chấm giải, các “Ông Voi” trở lại là những chú lợn bình thường, gia đình cai đám có thể bán luôn cho thương lái ngay tại cổng đình hoặc đưa về nhà giết thị khao họ hàng. Riêng “Ông Voi” đạt giải nhất thì được giữ lại để mổ tế thần. Trong mâm lễ, ngoài thủ lợn, không thể thiếu túm lông đuôi của “Ông Voi” này. Lễ trao thưởng cho cai đám có “Ông Voi” giải nhất sẽ được tổ chức vào sáng ngày chính hội hôm sau. Trong suốt những ngày hội đình, các cai đám sẽ phải túc trực ở đình, cùng ban tổ chức lo các việc cúng lễ, đèn nhang cho đến khi xong hội mới thôi. Họ được dân làng kính trọng gọi là “ông đám”.
Sáng 1-6 âm lịch - chính hội, làng tổ chức đám rước thần. 12 cai đám mới được bầu cho lễ hội năm sau đảm nhiệm phần khiêng kiệu và cầm lọng đi hai bên. Đi đầu đám rước sẽ là phường bát âm, đội kèn đồng của xứ đạo Tràng Vĩ. Đám rước đi từ đình ra miếu Đôi, làm lễ cáo yết thành hoàng rồi quay trở lại đình. Dọc hai bên đường đám rước đi qua, các gia đình bày các mâm quả, sản vật biển như tôm, cua v.v.. thắp hương thành kính để tỏ lòng biết ơn trời đất, thần linh và tổ tiên năm qua đã phù hộ cho mạnh khoẻ, cuộc sống ấm no, đi khơi đánh bắt được nhiều tôm cá. Các nghi lễ tế thần được tiếp diễn trong các ngày hội còn lại. Trong những ngày hội thường có một số trò chơi được tổ chức như cướp cờ, kéo co, đi cà kheo...