Đặc tính của sao Hóa Khoa - Văn chương và tiếng tăm
Sao Hóa Khoa là một văn tinh, chủ về khoa bảng, học vấn, nên người có Hóa Khoa thủ Mệnh vẻ mặt thanh tú, khôi ngô, trung hậu.
Bài viết nên xem
Tìm hiểu về đặc tính của sao Hóa Khoa trong Tử Vi
Thuộc tính âm dương ngũ hành của sao Hóa Khoa là dương thủy, hóa khí là tiếng tăm, chưởng quản văn chương, chủ về thanh danh. Sao Hóa Khoa có hàm ý mở rộng là tâm tính vui vẻ, hiển lộ là mức độ nổi tiếng, có thể cụ thể hóa thanh danh, thành tích học tập và thi cử.
Sao Hóa Khoa thủ cung thân, cung mệnh, chủ về thông minh mẫn tiệp, tài năng hơn người, tính tình hòa nhã dễ gần gũi, có thanh danh. Nếu gặp sao Hóa Lộc, Hóa Quyền, sẽ là người hiển quý và địa vị cao. Nếu gặp hung tinh, tuy không được hiển quý nhưng cũng có tài văn chương. Nếu sao Văn Xương, Hóa Khoa ắt trở thành bậc thầy mẫu mực.
Tương tự như sao Hóa lộc, sao Hóa Khoa không có khả năng đề kháng sao Hóa Kị, nếu không được cát tinh trợ giúp, thì vất vả gian lao mà không thành tựu. Nếu được cát tinh phù trợ thì có thành tựu cũng khó tránh khỏi gian nan và trắc trở. Sao Hóa Khoa cũng không sợ gặp phải các sao không vong như Triệt Không, Tuần Không, Địa Không, Địa Kiếp, chủ về phù phiếm không thực, có tài mà không gặp thời, cô đơn khổ cực không nơi nương tựa.
Hai sao Văn Xương, Văn Khúc nếu Hóa Khoa gặp thêm Thiên khôi, Thiên Việt, thì lợi về đường thi cử, thăng quan tiến chức, hiển quý.
Sao Hóa Khoa tốt nhất nên đồng cung với các sao, Thất Sát, Phá Quân, Tham Lang, Tử Vi, Thiên Cơ, Cự Môn, Thiên Đồng, Thái Âm, Vũ Khúc, chủ về khai sáng sự nghiệp, nhưng nữ mệnh cần đề phòng ảnh hưởng tới chuyện hôn nhân.
Sao Hóa Khoa nhập miếu tại cung Sửu (không sợ sát tinh); vượng tại cung Ngọ, Thân (không sợ sát tinh); vượng tại hai cung Ngọ, Thân (không sợ sát tinh); đắc địa tại ba cung Thìn, Tuất, Mão (là phúc sợ sát tinh); lợi ba cung Dần, Tỵ, Mùi (phúc đến chậm, sợ sát tinh); bình hòa tại hai cung Hợi và Tý; không đắc địa tại cung dậu. Khi đồng cung với Triệt Không, Tuần Không, Địa Không, Địa Kiếp, Kình Dương, Đà La, Thái Dương, Thái Âm, là lạc hãm.