Luận đoán tiểu hạn trên lá số tử vi - Phần 1
Tiểu hạn trên lá số tử vi của mội người cứ 12 năm lại trùng nhau một lần, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem làm cách nào tìm ra điểm khác biệt giữa sự trùng lập này nhé!
Bài viết nên xem
Ảnh hưởng của gốc đại hạn tới tiểu hạn như thế nào?
Yếu tố làm cho các tiểu hạn trung nhau thành ra khác biệt nhiều là do gốc đại hạn thay đổi, vì khi đoán tiểu hạn điều tiên quyết là phải xét đến đại hạn lúc đó được coi như là một cung Mệnh thứ hai di động có ảnh hưởng mạnh mẽ và rõ rệt cho tiểu hạn, nhưng ta vẫn không thể quên lãng cung Mệnh khi giải đoán. Để cho được linh động và bớt khô khan tôi tránh việc nêu ra các nguyên tắc và chỉ nêu ra dưới đây nhiều thí dụ điển hình:
- Nếu đại hạn có Liêm Tham hãm địa (tại Tỵ, Hợi) mà tiểu hạn có Địa không, Địa kiếp, Thiên không thì sự nghiệm hoạnh phát, nhất là khi được Địa không, Địa kiếp đắc địa (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) chỉ vì Liêm Tham hãm địa rất cần gặp Không (chính trong cuốn Tử vi đẩu số Tân biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang cũng có nêu ra điểm này khi bàn đến bộ Sát Phá Liêm Tham hãm tại cung Quan lộc mà quý bạn vô tình không biết áp dụng cho cả đại tiểu hạn).
- Cũng trong trường hợp tiểu hạn trên, nếu gặp Đại hạn có Thiên Phủ hoặc Tử vi thì thực đáng buồn chỉ chờ ngày khuynh gia bại sản hoặc mất chức…nhất là khi có thêm Tuần, Triệt án ngữ (là yếu tố làm lợi thêm cho Liêm Tham hãm), vì Tử Phủ sợ nhất gặp Không Vong và Tuần, Triệt.
- Ngoài ra, ta vẫn phải xét đến Mệnh nữa, vì khi đại tiểu hạn tương hợp với nhau rồi nếu được thêm Mệnh hỗ trợ thêm mới đáng gọi là hanh thông thuận lợi, còn ngược lại vẫn giảm đi nhiều. Tỷ dụ như Mệnh có Vũ Sát tại Mão mà gặp được đại hạn Liêm Tham hãm và tiểu hạn Không Kiếp, Thiên không như trên thì còn gì hay bằng vì tất cả nhóm sao đó tương trợ lẫn nhau chặt chẽ. Còn trường hợp Mệnh có Thiên Phủ (tức là Mệnh ở Dậu) với đại tiểu hạn như trên thì chưa thể hanh thông được hoặc nếu có phát lên mạnh thì đương số cũng đau khổ, bực dọc trong tâm hồn vì nằm trong môi trường trái ngược với tư thế của mình, không khác gì một ông quan tòa mà phải đứng đầu một đảng cướp hoặc một nhóm buôn lậu quốc tế, như thế càng thành công càng thấy lương tâm cắn rứt, mặc dầu bề ngoài thật là thịnh vượng và có uy tín.
Khi Đại hạn có Nhật Nguyệt miếu vượng tại Mão và Hợi mà gặp tiểu hạn có Thiên Không, Thiên Hư và cung nhập hạn lại vô chính diệu thời tiền tài và công danh rất ngon lành, vì Nhật Nguyệt rất ưa cung vô chính diệu để rọi chiếu vào cho sáng sủa nhất là có thêm Thiên Không quét sạch mây mù và có Thiên Hư làm cho bầu trời thăm thẳm thực là đẹp biết bao!
Ngay cả khi có Tuần, Triệt án ngữ cũng vẫn hanh thông vì Nhật, Nguyệt khi chiếu gián tiếp (tức là ở đại hạn ảnh hưởng cho tiểu hạn) không hề sợ Tuần, Triệt mà có khi còn nhờ hai sao nầy làm tăng sự tốt đẹp cho cung vô chính diệu nhập tiểu hạn nữa.
Ngoài ra, dù có thêm Không, Kiếp (bất luận miếu vượng hay hãm) nhập hạn cũng phát đạt như thường vì Không Kiếp không hại gì cho Nhật, Nguyệt. Nhưng với tiểu hạn như trên, nếu đại hạn gặp Thiên Phủ hội Song Lộc thì kết quả ngược hẳn lại, không lụn bại thì cũng không làm sao phát đạt nổi. Gặp trường hợp như thế nhiều người mới học tử vi hẳn phải thắc mắc không hiểu tại sao tiểu hạn trước mình phát mạnh mẽ mà tiểu hạn sau cũng vào cung đó lại xuống đến đất đen, nhất là cứ yên trí đại hạn có Thiên Phủ hội Song Lộc thì tiền để đâu cho hết…
Bây giờ ta lại phải xét đến Mệnh xem có gì mâu thuẫn hoặc thuận lợi cho đại tiểu hạn hay không: nếu trường hợp đầu (tức là đại hạn Nhật Nguyệt và tiểu hạn Thiên không, Thiên Hưu và cung nhập hạn vô chính diệu) mà được cung Mệnh cũng vô chính diệu hoặc có Phá quân cư Thân) thì năm đó rất thuận lợi, vì Phá quân rơi vào hạn có những sao trên không có gì trái ngược, cũng ví như một người liều lĩnh, thủ đoạn dữ dằn gặp được môi trường làm ăn bất chính (như buôn lậu) thì dễ thành công rực rỡ.
Nếu Mệnh có Cơ, Lương hoặc Tử, Phủ thì tuy hợp với Đại hạn Nhật, Nguyệt nhưng lại kỵ tiểu hạn Không Vong, Không Kiếp, Tuần, Triệt cho nên năm đó cũng khó thành công.
-Nếu đại hạn có Xương, Khúc, Khôi, Việt, Quan Phúc, Hóa Khoa, mà tiểu hạn lại gặp Hỏa Linh, Không Kiếp, Tuần, Triệt, Hóa Kỵ, Kình, Đà là ta đã thấy ngay sự mâu thuẫn, trái ngược giữa hai nhóm sao đó vì một bên toàn là sao chủ về văn học, tư cách thông minh, một bên chủ về dữ dằn, phá hoại, ngăn trở, lao động về chân tay, như thế làm sao có thể hanh thông được. Riêng trường hợp này, rất cần phối hợp với Mệnh.
Nếu Mệnh có Liêm Tham hãm địa hoặc có Vũ, Sát hay Cơ, Lương (nhưng 2 cặp sao sau không thuận lợi bằng Liêm Tham vì chúng rất sợ Tuần Triệt) thì năm đó không đáng ngại, cũng ví như người thợ máy tới lúc được bổ túc thêm phần kỹ thuật của mình (tỷ dụ như học thêm một khóa chuyên môn nào đó).
Còn trường hợp Mệnh có Thiên Tướng, Thiên Lương…thì tuy rất hợp với đại hạn đó nhưng tiểu hạn hoàn toàn bất lợi, nếu có đi thi tất rớt, có mưu cầu chức phận gì cũng bị cản trở. Do đó, nếu Mệnh và tiểu hạn tương hợp với nhau rồi phải có Đại hạn làm trung gian kết hợp mới tốt đẹp, cũng ví như người mai mối giữa hai họ nhà trai và nhà gái nếu thân thiết với cả hai bên thì người đó sẽ cố tác thành cho cặp trai gái, còn trường hợp không ưa một bên nào là thế nào cũng gây mâu thuẫn. Xem như vậy quý bạn thấy đoán tiểu hạn quả thực rất uyển chuyển vì phải kết hợp quá nhiều yếu tố.
Qua những thí dụ nêu trên, quý bạn hẳn đã có một khái niệm về sự khác biệt giữa các tiểu hạn trùng nhau (cùng một cung). Đây mới chỉ căn cứ vào gốc đại hạn chứ chưa xét tới những yếu tố thay đổi khác, mà tôi xin nêu ra dưới đây: