Phong thủy phòng ăn - Cách bố trí, những bất lợi và biện pháp giải quyết ( Phần 1 )

Phong thủy 17/01/2016 1,122 lượt xem

Phong thủy học cho rằng, phòng ăn đối diện với cửa chính là tướng hung. Phòng ăn là nơi ăn cơm, dùng bữa, môi trường phải được yên tĩnh

Phong thủy phòng ăn - Cách bố trí, những bất lợi và biện pháp giải quyết ( Phần 1 )

Vì sao phòng ăn không được đối diện với cửa chính?

Phong thủy học cho rằng, phòng ăn đối diện với cửa chính là tướng hung. Phòng ăn là nơi ăn cơm, dùng bữa, môi trường phải được yên tĩnh. Nếu bàn ăn đối diện với cửa chính, người ra vào, dòng khí không ổn định, vừa ảnh hưởng đến không khí bữa ăn, cũng có hại cho sức khỏe. Vì thế, phòng ăn không nên đối diện với cửa chính. Nếu thật sự không còn cách nào tránh phòng ăn phải đối diện với cửa chính thì có thể đặt một tấm bình phong vào giữa phòng ăn và cửa chính, lợi dụng bình phong để chắn các luồng khí bên ngoài cửa.

Vừa bước vào cửa đã nhìn thấy phòng ăn có những ảnh hưởng bất lợi gì với gia vận?

Nếu bàn ăn và cửa chính cùng nằm trên một đường thẳng, vậy thì đứng bên ngoài cửa có thể nhìn thấy mọi người lớn nhỏ trong nhà đang dùng bữa, điều này không thích hợp. Vì thế, phòng ăn không nên xung với cửa chính hoặc cửa sau, có thể hình thành nên kết cấu phạm hung sát, lúc này nên dùng bình phong để ngăn cách. Nếu sau khi vào cửa , phải đi qua phòng ăn trước mới đến phòng khách có thể khiến mọi người trong nhà chìm đắm trong thú vui hưởng thụ, từ đó chí hướng trở nên nông cạn, dễ gặp phải tiểu nhân.

Vì sao phòng ăn và phòng khách không được đặt cùng khu vực?

Phòng ăn là nơi dùng bữa, phòng khách là nơi tụ tập nghỉ ngơi, vui chơi. Nếu đặt phòng ăn và phòng khách gần nhau, mùi thức ăn ở phòng ăn có thể bay vào phòng khách, làm ôi nhiễm không khí của phòng khách. Phong thủy học cho rằng bố cục này có thể ảnh hưởng đến khí quý của phòng khách. Tốt nhất là nên phân chia phòng ăn và phòng khách.

Làm thế nào hóa giải hung sát do cửa nhà vệ sinh đối diện với bàn ăn tạo nên?

Cửa phòng ăn không nên đối diện với cửa nhà vệ sinh. Xuất hiện trường hợp này còn tai họa hơn rất nhiều so với việc cửa nhà bếp đối diện với cửa nhà vệ sinh. Các thức ăn trong nhà bếp đang trong quá trình chế biến, còn thức ăn trong phòng ăn lại trong quá trình ăn. Trong khi thưởng thức các món ăn, chúng ta cần cảm giác vui vẻ, các mùi lạ đến từ nhà vệ sinh có thể khiến tâm trạng của mọi người trở nên chán nản, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lượng của các món ăn. Lúc này, phương pháp hóa giải triệt để nhất đó là đặt một tấm phong không lộ sáng để chuyển hướng khí bẩn. Nếu không thể nào đặt bình phong có thể lắp thêm rèm cửa dài, dày vào cửa nhà vệ sinh đồng thời đặt một sâu tiền cổ ngũ để ở mép trên cửa để hóa giải.

Vì sao tốt nhất là phòng ăn và nhà bếp không nên thông nhau?

Trong thiết kế nhà, tốt nhất phòng ăn và nhà bếp nên là không gian riêng biệt. Có một số người để tiện lợi đã thiết kế phòng ăn và nhà bếp thông nhau hoặc trực tiếp đặt bàn ăn trong nhà bếp, trong phong thủy điều này dẫn đến bất lợi.

Nhà bếp đại diện cho tài nguyên và kho tài, là nơi dùng để tích tụ tài phú, mà phòng ăn là nơi mọi người dùng bữa, tiêu hao tài phú. Hai nơi này hoàn toàn khác nhau về bản chất. Nếu cùng liền một thể, dễ khiến cho gia đình gặp tình cảnh khó khăn về tài chính, các thành viên cũng có thể rơi vào tình trạng tiêu pha không có kế hoạch đồng thời dẫn đến tần suất vay nợ và đầu tư không có lãi, tăng thêm nhiều lần. Nếu đã xuất hiện tình trạng này, tức là phòng ăn và nhà bếp đã thông nhau, vậy nên dùng bình phong để tạo ra hiệu quả ngăn cách.

Vì sao phòng ăn không nên đặt bên trong nhà bếp thay vì nằm bên cạnh nhà bếp?

Thông thường mà nói, tốt nhất là vị trí phòng ăn và nhà bếp nên gần nhau, tránh cách nhau quá xa. Kết cấu vừa ra khỏi nhà bếp đến phòng ăn là tốt nhất, như vậy để tránh tiêu hao quá nhiều thời gian bày đồ ăn. Thông thường, phòng ăn trong nhà không nên đặt trong nhà bếp vì mùi dầu khói và khí nóng trong nhà bếp quá lớn, ngồi trong đó không thể ăn uống một cách thoải mái.