Các lễ hội ngày 1 tháng 3 Âm Lịch - Hội Phủ Giầy
Vào ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch có tổ chức các hội lễ tiêu biểu sau Hội Phủ Giầy, Hội Rước Thần Nông,Hội Am Chúa.
Bài viết nên xem
- Các lễ hội ngày 27 tháng 2 Âm Lịch - Hội Chùa Sàn
- Lễ hội diễn ra trong ngày 30 tháng 3 âm lịch - Hội Đền Suối Mỡ
- Các lễ hội ngày 14 tháng 2 Âm Lịch - Hội Làng Bát Tràng
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 13 tháng 5 âm lịch - Hội Đình Vĩnh Ninh
- Các lễ hội ngày 10 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đình Kim Mã Hạ
- Lễ hội trong ngày 14 tháng 9 âm lịch - Hội Đền Dinh Thầy
1.Hội Phủ Giầy
Thời gian: thượng tuần tháng 3 âm lịch (chính hội là ngày mùng 3 tháng 3).
Địa điểm: xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Đối tượng suy tôn: thờ đức thánh mẫu Liễu Hạnh, người mẹ linh thiêng của dân tộc Việt Nam.
Nội dung: Phủ Giầy có tên cổ là Kẻ Giầy, từ sau khi Liễu Hạnh được sắc phong công chúa thì gọi là phủ.
Du khách trẩy hội Phủ Giầy vừa để dự giỗ mẹ, vừa để thỏa nguyện tâm linh và vừa để ngắm nhìn một quần thể kiến trúc lăng chùa truyền thống vô cùng độc đáo.
Xưa kia, hội Phủ Giầy kéo dài trong 10 ngày bắt đầu từ ngày 30 tháng 2 âm lịch. Ngày đầu hội là nghi thức cúng tế, ngày cuối hội rước Thánh Mẫu, ngoài ra còn có các trò chơi dân gian vui khác. Tiêu biểu nhất trong hội Phủ Giầy là nghi lễ Thánh Mẫu từ phủ chính lên chùa Gôi và hội kéo chữ.
Nói tới hội Phủ Giầy - ngày giỗ Thánh Mẫu không thể không nói tới hình thức hát văn và hầu đồng đây là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng - văn hóa tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu.
Trong những ngày hội, nhân dân còn tổ chức nhiều hình thức vui chơi khác như xem hát tuồng, hát chèo, trống quân, kể cả hát xẩm, ca trù, các hình thức thi đấu mang tính chất võ thuật như đấu vật, múa võ, kéo co, đánh cờ, chọi gà... Ngoài các nghi thức tế, rước sách, kéo chữ, xem biểu diễn... hội Phủ Giầy còn gọi là ngày hội chợ.
2. Hội Rước Thần Nông
Thời gian: tổ chức vào ngày 1 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn vị Thần Nông.
Nội dung: Mở đầu hội là lễ rước cầu thần Nông cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Lễ Thần Nông tức là lễ tế vua Thần Nông để cầu mong được mùa và nghề nông phát đạt. Trên các quyển lịch cổ hàng năm, người ta thường vẽ một mục đồng dắt một con trâu. Mục đồng tức là vua Thần Nông, còn con trâu tượng trưng cho nghề nông. Hình mục đồng cũng như con trâu thay đổi hàng năm tùy theo sự ước đoán của Khâm thiên giám về mùa màng năm đó sẽ tốt hay xấu. Năm nào được coi là được mùa, Thần Nông có giày dép chỉnh tề, còn năm nào mùa màng bị coi là kém, Thần Nông có vẻ như vội vàng hấp tấp nên chỉ đi giày một chân. Con trâu được đổi màu tùy theo hành của mỗi năm, nó có thể có một trong 5 màu vàng, đen, trắng, xanh, đỏ đúng với các hành Thổ, Thủy, Kim, Mộc, Hỏa.Lễ rước Mục Đồng - lễ hội dành cho trẻ chăn trâu - ngày xưa được tổ chức ở làng Phong Lệ, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
3. Hội Am Chúa
Thời gian: tổ chức vào ngày 1 tới ngày 3 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: Am Chúa, núi Đại An, thôn Đại Điền Trung 1, xã Diên Điền, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn vị Thánh Mẫu Thiên Y Ana (Po Nagar), còn gọi là Bà chúa Ngọc.
Nội dung: Theo truyền thuyết thì Thánh mẫu Thiên Y A Na là người có công dạy dân cày, cấy, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải, chăm lo cuộc sống. Vì vậy Lễ hội là dịp để người dân nơi đây bày tỏ lòng thành kính tri ân Thánh mẫu và cũng là dịp để cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, nhà nhà no đủ…
Lễ hội diễn ra với các nghi lễ gồm: tế lễ, dâng hương, biểu diễn múa bóng… mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc. Đặc biệt trong lễ hội, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Khánh Hòa sẽ tổ chức biểu diễn nghệ thuật dân gian phục vụ người dân và du khách đến tham dự lễ hội.