Lễ hội ngày 10 tháng 10 âm lịch - Tết Trùng Thập hay Song Thập
Tết Song thập hay Trùng Thập (mùng 10 tháng 10 hoặc 15 tháng 10 Âm lịch) còn gọi là tết của các thầy thuốc, hay Tết Cơm mới tháng mười.
Bài viết nên xem
- Lễ hội ngày 26 tháng 9 âm lịch - Hội Đền An Sinh
- Các lễ hội ngày 3 tháng 1 Âm Lịch - Hội Cầu Ngư ở Cửa Hội
- Các lễ hội ngày 28 tháng 11 Âm Lịch - Hội Đền Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Các lễ hội ngày 24 tháng giêng âm lịch - Hội Chùa Muống
- Các lễ hội ngày 5 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đền Vua Bà
- Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 4 tháng 6 âm lịch - Hội Nam Trì
Tết Trùng Thập
Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch.
Nội dung: Theo sách Dược lễ thì ngày 10 tháng 10 Âm lịch, cây thuốc mới tụ được khí âm dương, kết được sắc tứ thời (Xuân, Hạ, Thu, Đông) trở nên tốt nhất. Vì vậy, các thầy thuốc rất coi trọng tết này.
Ở nông thôn Việt Nam, ngày này người ta thường làm bánh giầy, nấu chè kho để cúng gia tiên rồi đem biếu những người thân thuộc.
Cũng theo Phan Kế Bính: ''Tết ấy (tức 10-10 âm lich ) phần nhiều là các nhà đồng cốt và nhà thầy thuốc mới ăn thôi. Nhưng về nhà quê cũng nhiều nơi ăn, có nơi ăn to lắm, như ở vùng phủ Hoài,.."
Các nhà thầy thuốc thì vì thu lễ thu tiền mà ăn tết một là để cung cấp, hai là để khoản đãi các đệ tử và các bạn hàng.
Nói chung Tết này là của ông Đồng, bà Cốt, họ làm cỗ bàn linh đình. Còn đối với một số vùng nông thôn gọi nôm na là tết Cơm mới, tết Thường tân. Các nhà lấy gạo mới làm bánh dày, thổi cơm và luộc gà dâng cúng gia tiên và thần, Phật mừng được mùa.
Có nơi tổ chức Tết Cơm mới tháng mười (còn gọi là Tết Hạ nguyên) vào ngày rằm Tháng Mười hay ngày 31 tháng 10 để nhớ đến công của Tiên Nông (tiên của ruộng đồng) và để ăn mừng việc gặt hái của vụ mùa đã xong.
Hội Hà Thạch
Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tháng 10 âm lịch.
Địa điểm: xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn vua Hùng, thánh Tản Viên, Chử Đồng Tử, hai Bà Trưng, Thủy Thần.
Nội dung: Lễ hội có sự tham gia của ba thôn là: Thượng, Hạ, Trung với lễ rước kiệu về đình Cả cùng làm lễ đại tế, múa rồng rắn, lễ hạ điền (cúng Thần Nông trước khi cấy), cuộc thi bởi trải.