Các lễ hội ngày 4 tháng 1 Âm Lịch - Hội Cầu Ngư ở Cửa Hội

Các ngày lễ trong năm 20/12/2015 543 lượt xem

Hội Làng Mai Động, Hội Làng Bối, Hội Đền Xuân Lai, Hội Chùa Trăm Gian, Hội Làng Miêng Hạ, Hội Chùa Phật Tích...

Các lễ hội ngày 4 tháng 1 Âm Lịch - Hội Cầu Ngư ở Cửa Hội

 Các lễ hội được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng giêng:

1. Hội Làng Mai Động

Thời gian: tổ chức từ ngày 4 tới ngày 6 tháng 1 âm lịch (Chính hội là ngày 4 tháng 1).

Địa điểm: Phường Mai Động, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tưởng niệm và nghi nhớ công ơn của thành hoàng làng là vị tướng Tam Trinh (người đã cùng hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân Tô Định, thu phục 65 thành trì).

Nội dung: vào sáng ngày mùng 4 tết hàng năm, nhân dân phường Mai Động thường tổ chức lễ rước rất trọng thể tướng Tam Trinh. Đặc biệt, để ghi nhớ truyền thống hào hùng, nhân dân Mai Động còn mở hội vật vào các ngày mùng 4-5-6 tháng Giêng. Trước đây, cứ kết thúc cuộc rước và tế cáo Yết Thành Hoàng, thì các cuộc đấu vật được diễn ra trên Đống Vật.

 

2. Hội Làng Bối

Thời gian: Tổ chức từ ngày 4 tới ngày 6 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Hải Bối, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn ba vị thành hoàng làng là: Triệu Nguyên, Triệu Chính, Triệu Lệnh.

Nội dung: Trong hội làng Hải Bối, sau màn tế lễ thánh thần là các hoạt động vui chơi dân gian như: cờ người, leo cột mỡ, hát tuồng, hát trống quân, hát giao duyên nam nữ, hai bên hát với nhau qua một sợi chỉ dài, nối với ống bơ được bịt bằng da ếch, gọi là hát Ống. Trò hát đối giao duyên này thu hút được đông đảo các nam thanh nữ tú.

 

 3. Hội Đền Xuân Lai

Thời gian tổ chức: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn vị Thánh Gióng.

Nội dung: Hội đền lễ cúng dâng hương lên thánh thần trong một không khí trang trọng. Tiếp đó là phần hội có các trò chơi dân gian như: lấy nước, kéo lửa, thổi cơm thi, cướp cờ và trò kéo Mỏ (Mỏ ở đây là hay cây tre bánh tẻ thật thẳng róc sẵn chỉ để lại tay tre ở gần gốc tạo thành chặc).

Hai đội nối chạc vào nhau rồi ra sức kéo cho tới khi phân rõ thắng thua.

 

4.Hội Chùa Trăm Gian

Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Chùa Trăm Gian, xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Phật và Đức thánh Nguyễn Bình An.

Nội dung: Mở đầu hội chùa Trăm Gian là lễ rước kiệu thánh, rước nhang án, rước giá cỗ (Bánh trưng, bánh giầy của nhà chùa)... xuống núi và tế ở Quán Thánh giữa đồng, nơi có dấu chân Thánh về quê xin tương cà. Ngoài ra trong hội còn tổ chức thi cỗ chay và các trò chơi dân gian như đấu vật, múa rối dưới nước... Đặc sắc nhất là đánh cờ người được tổ chức trên sàn nổi ở giữa hồ bán nguyệt trước cửa chùa. Cuộc thi cờ này thu hút rất nhiều kì thủ ở gắp nơi. Đây là cuộc so tài đọ trí giữa các kì thủ lừng danh trong thiên hạ. Đây không chỉ là cuộc thi tài giữa các kì thủ mà còn là một nghi thức thiêng liêng trong lễ hội.

 

5. Hội Làng Miêng Hạ

Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Làng Miêng Hạ, xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, tĩnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).

Nội dung: Hội làng được khai hội vào giờ thìn, bằng một tiếng pháo lệnh. Khi nghe tiếng pháo lệnh nổ thì ba nơi: đền Thạch (của Giáp trạch, Giáp trù), đền Đông (của Giáp Đông, Giáp Tây), đền Thượng (của Giáp Thượng, Giáp Đình) sẽ nghênh kiệu tụ ở đình. Mỗi nơi rước hai cỗ kiệu, trông đó có một kiệu rước cây bông, về đặt trước cửa đình để tế lộ thiên. Khi việc tế xong, hàng loạt cây pháo được đốt tạo nên một không khí sôi động, tiếng pháo mô phỏng tiếng sấm, lóe ra ánh chớp và tưởng như dào dạt những trận mưa dông không dứt tưới xuống làm cho mùa màng tươi tốt. Sau này người ta không tổ chức hội pháo nữa mà chủ yếu diễn trò ội ại. Trò ội ại còn gọi là trò cướp nõ xé bông. Hình cây bọng thực chất chỉ là hình ảnh tượng trưng của âm dương. Trai đinh các giáp cướp được nõ mang về thành kính dâng lên bàn thờ tổ Thần của các giáp ở đền.  Sau một hồi tế tạ, họ mang nõ ra hóa đốt thành than trước sự reo vui của dân làng Giáp. Ai đó cũng đều quan niệm năm đó là một năm Giáp mình làm ăn gặp nhiều may mắn.

 

6. Hội Chùa Phật Tích

Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh và ghi nhớ công ơn của phật Bà Quan Âm và vua Lý Thánh Tông.

Nội dung: Lễ hội chùa Phật Tích được tổ chức hàng năm là dịp nhân dân khắp nơi về hành hương lễ Phật, nghe giảng kinh. Đây còn là dịp mọi người cảm nhận sự thanh thản, nhẹ nhõm nơi cửa thiền và cầu mong được bình yên, an lành và hạnh phúc cho mọi người dâng hương tưởng nhớ vị vua Lý Thánh Tông.

 

7.Hội Đồng Kỵ

Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Làng Đồng kỵ , xã Đồng Quang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn vị thành hoàng làng Hùng Huy Vương (một tướng giỏi của vua Hùng thứ 6 có công theo Thánh Gióng đánh giặc Ân xâm lược).

Nội dung: Hội Đồng Kỵ tổ chức lễ rước ông Quan Đám, đồng thời dân còn kết hợp làm lễ chúc thọ, lễ khao lão. Trước đây trong hội có tục rước pháo, nay người ta đổi thành rước mô hình quả pháo. Riêng phần hội có trò đấu vật, chọi gà, hát đối đáp, thi thổi cơm, thi đọc trúc văn bằng chữ Hán, chữ Nôm ca ngợi thành hoàng Làng.

 

8.Hội Làng Giàng

Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Xã Đông Tân, huyện Đông Hưng, Tỉnh Thái Bình.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh công chúa Qúy Minh (Con vua Trần Duệ Tông).

Nội dung: Hội làng Giàng tái diễn lại hoạt động múa giáo cờ, giáo quạt (các điệu múa này đều do công chúa Qúy minh dạy khi xưa).

 

9.Hội Đền Dương Sơn

Thời gian: Tổ chức từ ngày mùng 4 tới ngày mùng 7 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: Thôn Từ Trọng, xã Hoằng Qùy, Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thành Hóa.

Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh công đức của vị Thành Hoàng Làng là Lê Phụng Hiểu - một danh tướng thời Lý.

Nội dung diễn ra: Mở đầu lễ hội hoạt động tế thần người ta chọn 48 nữ quan (là những cô gái xinh đẹp chưa chồng) để hát múa thờ và làm cỗ dâng Thánh. Riêng phần hội có hoạt động thi nấu cơm, đồ xôi, làm bánh, lạ, đẹp để dâng lên cúng Thánh. Không kém phần đặc sắc là việc diễn thờ: hát múa bài bông, hát trải (trên thuyền rồng), chèo cạn.

 

10. Hội Đua Thuyền Tịnh Long

Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 4 tới ngày 5 tháng 1 âm lịch.

Địa điểm: xã Tịnh Long, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi.

Nội dung: Từ khoảng giữa tháng Chạp người Tịnh Long đã sửa xoạn khuyên góp tiền bạc, để chuẩn bị cho lễ hội đua thuyền. Tịnh Long có 4 thôn (An Lộc, An Đạo, Gia Hòa, Tăng Long), mỗi thôn thành lập một hội đua không giống thuyền thường, với dáng thon và dài. Khi đóng thuyền, người ta phải chọn ngày lành tháng tốt. Mỗi thôn có một thuyền đua, được trang trí theo hình Long, Lân, Quy, Phụng. Thuyền đua được thở ở am miếu của thôn, hàng năm, đến kì đua mới được làm lễ hạ thủy, có cờ, trống rộn ràng và khi đua xong lại đưa về am miếu.

Ngày hội đua thuyền ở Tịnh Long thật sự là một lễ hội vui xuân lành mạnh, tưng bừng và náo nức.