Các lễ hội ngày 3 tháng 1 Âm Lịch - Hội Cầu Ngư ở Cửa Hội
Hội làng Khê Thượng, Hội Bạch Hạc, Hội Cảnh Dương, Hồi Cầu Ngư ở Cửa Hội được tổ chức vào ngày 3 tháng 1 âm lịch.
Bài viết nên xem
- Xem tuổi xông đất 2017 năm mới Đinh Dậu
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Cựu Ấp
- Các lễ hội ngày 14 tháng 3 Âm Lịch - Hội Tổng Nam Phù
- Các lễ hội ngày 18 tháng 1 Âm Lịch - Hội Côn Sơn
- Lễ hội tiêu biểu trong ngày 9 tháng 9 âm lịch - Tết Trùng Cửu
- Các lễ hội ngày 15 tháng 11 Âm Lịch - Hội Đình Phường Bông
Lễ hội ngày 3 tháng 1 Âm Lịch có diễn ra bốn lễ chính:
1.HỘI LÀNG KHÊ THƯỢNG
Thời gian: từ ngày 3 tới ngày 7 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: làng khê thượng, xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Tỉnh Hà Tây (cũ).
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Tản Viên Sơn Thánh (con rể Vua Hùng).
Nội dung: trong lễ hội, mở đầu là hoạt động tế lễ thánh thần, tiếp đó là tục "chém may" (Thi chém thân chuối) để cầu may, trò đấu vật.
2.HỘI BẠCH HẠC
Thời gian: tổ chức hàng năm và mở làm hai kì hội xuân, kì đầu từ mùng 3 đến hết mùng 5 tháng giêng, kì sau từ mồng 10 đến 13 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: làng Bạch Hạc, huyện Phong Châu (Nay thuộc phường Bạch Hạc thành phố Việt Trì), tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Thổ Lệnh Đại vương - vị thiên tướng đã xuất hiện ở đất Phong Châu vào đời nhà Đường.
Nội dung diễn ra: sáng ngày hội, dân làng tới nhà vị hương chức để rước bộ cầu ra đình. Đám rước long trọng có cụ Tiên chỉ trong làng cầm hương, các nam nữ thanh niên đi theo, có phường bát âm cử nhạc điểm theo tiếng chiêng. chín mẹ con quả cầu bay trên Long đình do bốn thanh niên khiêng. Rước tới đình, người ta đặt bộ cầu lên bàn thờ thay cho bộ cầu năm trước lễ tế cầu. Tế cầu xong thì diễn ra cuộc tung cầu để tất cả nhưng người đi trẩy hội cùng chen nhau cướp. Tục cướp cầu, tuy chỉ là một cổ tục diễn ra theo nghi thức cổ truyền, nhưng đây chính là một hoạt động văn hóa đề cao tinh thần thượng võ của dân tộc việt.
Vào ngày rã đán còn diễn ra cuộc thi thuyền. Địa điểm tổ chức cuộc thi là trên dòng sông lô. Những năm dân làng làm ăn thịnh vượng, mùa màng bội thu, nhân dịp hội tháng 3, ngoài bơi trải dân Bạch Hạc còn tổ chức đấu cờ người thay cho cờ tướng. Cờ người cũng chơi như cờ tướng chỉ khác quân cờ thay vì những biển cờ có khắc chữ là những nam nữ thanh niên mặc quần áo có thêu chữ mang tên những quân cờ ở trước ngực và sau lưng.
3.HỘI CẢNH DƯƠNG
Thời gian: Tổ chứ từ 3 tới ngày 7 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xa Cảnh Dương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
Nội dung: Trong hội phần lễ, có lễ cầu ngư và lễ kì yên. Phần hội, tổ chức cuộc thi nấu cơm theo nhóm (Người tham dự thi nấu cơm thì sẽ phải vừa nấu vừa trông cóc).
4.HỘI CẦU NGƯ Ở CỬA HỘI
Thời gian: Được tổ chức vào ngày mồng 3 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Vùng biển ở cửa hội, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đối tượng suy tôn: Nhằm bày tỏ lòng thành kính đối với Cá Ngài được coi là vật tổ của ngư dân vùng biển.
Nội dung diễn ra: Lễ hội Cầu Ngư là một lễ hội hoành tráng, diễn ra trong một không khí trang trọng, thiêng liêng, thể hiện vẻ đẹp truyền thông của người dân sứ huế.
Mở đầu lễ hội sẽ là một hồi trống vang lên, chiếc thuyền lớn từ bờ bắc xếp theo hình mũi tên, một chiếc hơi nhô về phía trước, hai chiếc còn lại song song và áp sát theo sau và từ từ tiến ra dòng. Thuyền đi đầu tiên gồm có 9 người, trong đó có 8 tay chèo do 8 thanh niên khỏe mạnh và có kinh nghiện đi biển. Tất cả họ đều mặc quần áo nâu mành cánh buồn đều tay đưa thuyền ra giữa "Lạch" Còn người cuối cùng trên thuyền là một ngư ông cao tuổi - Đây là linh hồn của lễ hội cầu Ngư. Đây cũng là con thuyền trở Cá Ngài làm bằng nhựa mềm với chiều dài gần hết con thuyền.
Hai con thuyền còn lại ở hai phía có người. Trong mỗi thuyền có 9 người, thì trong đó 8 người chèo lái và một người còn lại làm chỉ huy thuyền trưởng của cả đội. Có một điểm khác nhau là so với con thuyền phía trước thì cả hai con thuyền này đều phải trở đầy lưới sạch, được xếp trong tư thế sắp đánh cá. Ở phần đầu giữa mũi con thuyền cũng có hương án bày bán đầy đủ hương đăng, hoa quả lễ vật.
Khi cả ba thuyền hướng về phía biển đông theo hướng chỉ tay của chủ tế. Thuyền ra giữa trung tâm "Lạch" - Đó là lúc lễ cầu Ngư cửa Hội chính thức bắt đầu. Vị chủ tế cầu nguyện mong cho một năm mưa thuận gió hòa, trời yên bể lặng, tôm cá sinh sôi, ngư dân gặp nhiều may mắn.
Kết thúc phần lễ mọi người đưa "Cá Ngài" xuống sông. Hành động này mang ý nghĩa sự trở về của giang sơn biển cả, của chúa muôn loài.
Trong lễ hội người ta còn tiến hành đánh cá. Dù mẻ cá không được nhiều, song những năm như thế họ vẫn rất hạnh phúc. Vì họ cho rằng đó là điềm báo, là dấu hiệu của một năm bội thu. Trong khi các con thuyền đang đánh cá thì mọi người vẫn thắp nhang và cầu khấn mong được may mắn và để vơi bớt nỗi oan khuất cho những người trước kia đã nằm tại nơi đây.