Các lễ hội ngày 2 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đền Cửa Ông
Hội Đền Cửa Ông, Hội Chùa Bối Khi, Hội Cầu Trâu, Hội Chợ Giải, được tổ chức trong ngày 2 tháng giêng âm lịch.
Bài viết nên xem
- Các lễ hội ngày 1 tháng 12 Âm Lịch - Hội Làng An Xá tỉnh Hưng Yên
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 4 tháng 5 âm lịch - Hội Trâm Nhị
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 5 tháng 6 âm lịch - Hội Đình Phú Xuân
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 15 tháng 5 âm lịch - Hội Chùa Hàm Long
- Các lễ hội ngày 1 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đức Bác
- Lễ hội ngày 13 tháng 8 âm lịch - Hội Đền Gốm
Trong ngày mùng 2 tháng giêng có tổ chức bốn hội lễ đó là:
1.HỘI CHÙA BỐI KHI
Thời gian: Tổ chức vào ngày mồng 2 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Tam Hưng, Huyện Thanh Oai, Tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn phật và thiên sư kiêm pháp sư Nguyễn Bình An (thế kỷ 14).
Nội dung: Hội chùa bối khê có lễ rước nước, tắm tượng, dâng cỗ chay để cúng phật và thiền sư. Phần hội với các trò chơi dân gian luôn thu hút mọi người tham gia như: Múa rồng, múa gậy, bơi thuyền bắt vịt, cờ tướng, hát chèo, đốt cây bông.
2.HỘI CẦU TRÂU
Thời gian: tổ chức từ ngày 2 tới ngày 3 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Xã hương nha, huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng suy tôn: nhằm tưởng nhớ đến công đức vị tướng tài giỏi của hai Bà Trưng là Xuân Nương.
Nội dung: Lễ hội cầu trâu mở ra hàng năm nhằm nhớ lại câu chuyện xưa nhân dân Hương Nha đã dâng Trâu để Bà Xuân Nương khao quân tướng khi quân thắng trận trở về. Từ ngày 20 tháng chạp, người dân đã họp bàn để chọn mua trâu. Trâu phải là trâu đực béo khỏe. Người được nhận nuôi trâu gọi là "chứa lềnh", Nhất thiết phải ăn chay từ khi rước trâu về. Trước khi làm lể cầu trâu, người ta đốt bên cạnh cột buộc trâu hai bó đuốc bằng nứa khô. Sau đó, nhà sát chói trâu vào cọc bằng dây tre, rồi làm lễ mật khẩn xin âm dương. Khi trâu chết, thì mọi người sẽ lột da, chôn bốn cọc rồi căng da trâu làm "nồi da nấu thịt", đây là việc tái hiện cảnh mổ trâu khao quân của nử tướng Xuân Nương khi xưa. Người ta còn cắt 12 miếng thịt ngon ở bắp làm 12 quả đài nhỏ để dâng lên tế thần. sáng mồng 3, người dân tổ chức lễ "Chạy chài". Lễ vật gồm có thịt và lòng trâu đặt trên mâm tre. Sau đó nhà sát đội ra bến giếnh, trên đường về mọi người thi nhau tranh cướp lễ vật. Người dân Hương Nha tin rằng, nếu ai cướp được lễ vật thì năm đó công việc làm ăn sẽ rất phát đạt, con cháu hòa thuận, gặp nhiều may mắn.
3.HỘI CHỢ GIẢI
Thời gian: Tổ chức vào sáng ngày mồng 2 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Hà Đới, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Trần Quốc Thành - là một vị tướng tài thời nhà Trần.
Nội dung: Hội chợ giải đầu năm luôn thu hút mọi người trong và ngoài vùng đến tham dự. Mọi người đến dự hội với ý nghĩa cầu mong một năm gặp nhiều may mắn, bằng cách mua bán bất kì món hàng nào trong chợ.
4.HỘI ĐỀN CỬA ÔNG: (Cửa suốt).
Thời gian: Được tổ chức từ ngày mồng 2 tháng 1 cho đến hết tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: đền Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh Trần Quốc Tản (Con thứ 3 của Trần Hưng Đạo), Hoàng Cầu (Một tướng lĩnh người địa phương), Cùng nhiều vị tướng lĩnh nhà Trần có công đánh giặc và trấn ải vùng Đông Bắc.
Nội dung: đền cửa Ông là một trong những di tích nhà Trần nổi tiếng ở vùng Đông Bắc. Đền có ba khu: Đền hạ, đền Trung, và đền Thượng tạo thành quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bãi Tử Long hùng vĩ.
Lễ hội đền cửa Ông được tổ chức công phu và hoành tráng có tế lễ và rước kiệu bài vị Trần Quốc Tảng từ đền ra xã Trác Chân, tên tục là Vườn Nhãn (theo truyền thuyết thì đây là nơi Đức Ông hóa trôi dạt vào...), sau đó quay trở về đền Cửa Ông - tượng trưng cho cuộc tuần du của Đức Ông.