Lễ hội tiêu biểu trong ngày 20 tháng 8 âm - Hội Đền Ghềnh

Các ngày lễ trong năm 12/01/2016 437 lượt xem

Vào ngày 20 tháng 8 âm lịch có diễn ra một số lễ hội tiêu biêu như sau: Hội Yên Cư, Hội Đền Trần Thương, Hội Đền Phú Xá, Hội Đền Phú Xá, Hội Đền Ghềnh.

Lễ hội tiêu biểu trong ngày 20 tháng 8 âm - Hội Đền Ghềnh

1. Hội Đền Ghềnh

Thời gian:  tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: thôn Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.

Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn ba nữ thần: Liễu Hạnh (con gái Ngọc Hoàng), La Bình (con gái thần núi Tản Viên), Lê Ngọc Hân (vợ vua Quang trung).

Nội dung: Hội đền Ghềnh năm nào cũng thu hút đông đảo du khách thập phương. Sáng mồng 6/8, vào chính hội. Hội làng tươi vui trong đám rước kiệu bát cống của trai tân và kiệu võng của các cô gái đồng trinh.

Không thể thiếu trong các nghi thức của hội đền Ghềnh là việc đi thuyền lớn ra giữa sông Hồng, hương khói cho mẹ con nàng Ngọc Hân và rước nước thánh về đền. Bao năm tháng đã qua kể từ ngày tro xương của mẹ con nàng Ngọc Hân rải xuống khúc sông này nhưng những người dự hội vẫn không nén được xúc động khi rải tro giấy vàng xuống sông cho người xưa.

2. Hội Đình Hạ

Thời gian: tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn đức Phật, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Chúa Liễu, Nguyễn Công Trứ.

Nội dung: Hội đình có tế lễ dâng hương thờ thần phật.

3. Hội Đền Phú Xá

Thời gian: tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Trần Hưng Đạo, bà Bùi Thị Tự Nhiên - người giữ kho lương cho quân đội Đại Việt và có công xây dựng làng Phú Xá.

Nội dung: Nhân đây chúng tôi xin trích đoạn về cách thức chơi tam cúc điếm và một số lời xướng của một ván chơi do Phạm Khương ghi lại theo lời kể của bà Đỗ Thị Sửu, 72 tuổi, thôn Thượng Đoạn, xã Đông Hải huyện An Hải – Hải Phòng.

1. Số người chơi tam cúc: Bốn người

2. Người xướng ( nhà cái) có giọng để xướng( như hát). Phải có vốn thuộc nhiều thơ để gieo vần. Nên có hai người để thay nhau xướng, đỡ mệt và trong khi một người xướng thì người kia chi bài và phát thẻ.

3. Dụng cụ chơi: Hai cỗ bài tam cúc, 4 trống con ( trống khẩu), dùi trống cho 4 người đánh, 36 que thẻ, trong đó 32 que cho 32 quân bài và 4 que của làng để kết. Cộng là 36 que.

4. Cách chơi: Nhà cái chia bài xong. Bắt cái: một trong 4 người chơi, bắt cái để xem ai được cái thì đánh trước.

Người xướng:

Xăm xăm mới bước chân vào

Bây giờ cái bắt đĩa nào làng ơi!

Cái bắt đĩa này. Sau đó, một trong bốn người chơi bắt cái.

Người xướng:

Cái bắt nhất pháo làng ơi

Bắt cái nhất pháo làng thời gọi cho.

Người được cái đánh trước. Nếu đánh một cây thì người đó đánh một tiếng trống để mọi người chơi ra quân bài. Rồi người đánh đưa bài cho người xướng để quân bài ai cao hơn thì ăn. Nguyenếu đánh 2 cây, 3 cây, 4 cây thì đánh 2,3,4 tiếng trống để mọi người chuẩn bị đánh.

Đầu tiên nhà cài gọi một cây, người xướng:

Xa xôi ướm hỏi dông dài

Cái bắt nhất pháo gọi thời một cây

Sa chân nhỡ bước vào đây

Cái lên nhất pháo một cây tướng bà

Nếu ai không có quân bài cao hơn thì phải chui. Và nhà cái lại gọi 3 cây, đánh 3 cây gõ 3 tiếng trống và đưa bài cho người xướng, người đó biết ngay đó là 3 cây xe, pháo, mã hồng, liền xướng cho làng nghe:

Trông lên đỉnh núi trăng tà

Trở về trống lại gọi thời 3 cây

Điều Thuyền, Lão Bá, Quan Công

Kíp truyền xe, pháo, mã hồng bộ ba.

Và cứ như thế,cuộc chơi cho đến hết bài. Khi đánh hết ván người xướng cất giọng:

Hết hội làng ơi

Làng thì tính thẻ để tôi thu bài

Thẻ dùng để tính mỗi người được bao nhiêu quân thì chia từng ẩy thẻ. Ai không có thẻ (thua) thì phải bỏ tiền ra trả cho người được. Ví dụ: người được 8 quân thì được 8 thẻ, người được 2 cây thì phải trả 6 thẻ…

Cách tính bài để chia thẻ. Ai thừa quân thì được, ai thiếu quân thì phải chia tiền.

Khi có những ván kết( kết thường được tính gấp đôi), nguyenếu kết tốt thì được tính gấp 4 lần. Trường hợp người định kết tốt đen bị người có tốt đỏ đè( bắt) thì phải phạt đền gấp 8 lần.

Cho nên những ván có kêt thì người xướng ( nhà cái) xin tiền:

Nghe tin cô kết cũng tài

Cô cho nhà cái giao bài một phu

Ván sau cô lại kết bù

Cô cho nhà cái một phu ăn trầu.

Có khi hết hội không xu nào, nhà cái phải đền, người xướng đọc:

Bạch định bắt được ông già

Còn một cái lọ cho nhà hồ xin

Những người xướng thuộc rất nhiều truyện Kiều. Chinh Phụ Ngân. Lục Vân Tiên, Tam Quốc, Tần Cung Oán, Bần Nữ Thán. Xin trích dẫn một số câu sau:

1. Kiều:

Đội trời đạp đất ỏ trời

Họ Từ, tên Hải vốn người tướng công

Giang hồ quen thói vẫy vùng

Mang mình vào chốn can qua

Vào sinh ra tử gọi là tốt đen

Xót xa trong dạ bồi hồi

Nửa vầng trăng khuyết đôi người tốt son.

Ví thân đến bước lạc loài

Nhị đào thà bẻ cho người sĩ đen.

2. Tam Quốc:

Trương Phi, Lưu Bị, Quan Ngài

Đào Viên kết nghĩa ba người tướng, sĩ, tượng ông

3. Bần Nữ Thán:

Mai Kha ơi hỡi Mai Kha

Rời nhau một bước tướng bà một cây

Một đêm sương tuyết lạnh lùng

Còn chăng hay đã mặc lòng cùng ai.

Tóm lại, trò chơi tam cúc điếm ỏ đền Phú Xá là một trò chơi dân gian thú vị, khác hẳn lối chơi tam cúc thông thường. Người hát xướng tủy thuộc vào từng quân bài, ván bài cụ thể mà nhanh chóng đặt câu, gieo vần cho phù hợp văn cảnh,càng chơi nhiều người xướng càng phải trổ hết tài nghệ và vốn hiểu biết văn học của mình, để cuộc chơi thêm phần sôi nổi, lôi cuốn người nghe.

Phần vui chơi trong hội tại đền Phú Xá còn phải kể đến một trò vui hấp dẫn đông đảo thanh niên nam nữ trẻ tại địa phương – trò bơi lội bắt vịt được diển ra ngay tại mặt nước hồ hình bán nguyệt trong khu cảnh quan đền. Để chuẩn bị cho cuộc vui, người điều hành thả xuống mặt hồ môt chú vịt nhà, bơi lội tung tăng quanh hồ. Ai muốn tham gia phải đăng ký với ban tổ chức mới được chính thức dự chơi, trong trang phục gọn gàng, hợp với động tác bơi lội. Mặc dù đây là trò chơi dưới nước, phải vừa bơi giỏi, vừa nhanh tay nhanh mắt, xuất phát đúng thời cơ mới bắt được chú vịt, lĩnh giải, nhưng có nhiều người thi tài, thử vận may mong cả năm làm ăn phát đạt.

Cứ tiết “ Xuân – Thu nhị kỳ”, lễ hộI đền Phú Xá hàng năm vẫn diễn ra trong khung cảnh đất nước đổi mới mở cửa, góp phần bảo lưu và phát huy di sản văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

4. Hội Đền Trần Thương

Thời gian: tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: thôn Trần Thương, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Trần Hưng Đạo (đức thánh Cha) và song thân của người.

Nội dung: Lễ hội đền Trần Thương gồm hai phần. Phần lễ có các nghi thức như: lễ rước kiệu, lễ dâng hương, tế lễ… trong đó lễ “diễn xướng Thanh Đồng” và rước nước là những lễ nghi đặc trưng với ý nghĩa tôn vinh công lao, tài, đức của Đức Thánh Trần; đồng thời cầu cho “mưa thuận, gió hòa”, “phong đăng, hòa cốc”, “quốc thái,  dân an”. Phần hội gồm nhiều trò chơi mang đậm màu sắc văn hóa dân gian truyền thống như đánh cờ tướng, bơi chải, đi cầu kiều, tổ tôm điếm, kéo co, bịt mắt đập niêu, bắt vịt dưới nước,... Trong đó, thi đấu cờ tướng là một hoạt động văn hóa rất có ý nghĩa nhằm tái hiện tài thao lược quân sự của Trần Hưng Đạo.

Ngoài lễ hội truyền thống, vào giờ Tý ngày 15 tháng Giêng hàng năm, Ban Quản lý đền Trần Thương còn tổ chức Lễ phát lương để ban lộc đầu xuân của Đức Thánh Trần cho nhân dân và du khách thập phương; đồng thời ôn lại truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc, nhắc nhở thế hệ con cháu biết xây dựng những kho lương để đề phòng khi có binh biến.

5. Hội Yên Cư

Thời gian: tổ chức vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.

Địa điểm: xã Khánh Cư, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Trần Hưng Đạo, phu nhân cùng các Quận Chúa của người.

Nội dung: Hội lễ ở Yên Cư ngoài tế lễ như các đền khác thờ Hưng Đạo Vương, còn có cuộc rước kiệu độc đáo qua sông đáy để đến làng Phú Hào, người ta gọi là rước trước khi rã đám. Để chuẩn bị cho cuộc rước, làng chọn trai đinh từ 18 tuổi trở lên làm đô tuỳ rước kiệu và các đô khác; và chọn các cô gái chưa chồng 18 tuổi trở lên để khiêng kiệu Trần Hưng Đạo, phu nhân và các quận chúa. Kiệu qua sông Đáy phải dùng thuyền, nhưng người đi hội và dân làng cho rằng kiệu do các cô gái khiêng nhờ phép màu của Hưng Đạo Đại Vương nên không đi thuyền, vậy mà không cô gái nào ướt quần áo. Đến Phú Hào sau lễ tế trọng thể lại rước về Yên Cư. Tương truyền, khúc sông Đáy phía đông bắc đền Yên Cư, cứ đến ngày 20.8 âm lịch cá quần về nhiều vô kể, không ai đánh bắt cá vào ngày hội; đó là cá ở tận sông Bạch Đằng tìm về mừng Đức Hưng Đạo khi Ngài giáng lâm ở Yên Cư. Sau đó cá tản đi đâu hết. Rất nhiều khách thập phương trẩy hội để xem cá quần ở Yên Cư. Thuộc huyện Yên Khánh cũ, nay là xã Khánh Cư, huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.