Các lễ hội ngày 6 tháng 1 Âm Lịch - Hội Cổ Loa, Hội Gióng
Các lễ hội ngày 6 tháng 1 Âm Lịch - Hội Cổ Loa, Hội Gióng,Hội Làng Phú Đô,Hội Đền Măng Sơn,Hội Làng Đại Lan, Hội Chùa Hương...
Bài viết nên xem
- Lễ hội ngày 26 tháng 9 âm lịch - Hội Đền An Sinh
- Các lễ hội ngày 3 tháng 1 Âm Lịch - Hội Cầu Ngư ở Cửa Hội
- Các lễ hội ngày 28 tháng 11 Âm Lịch - Hội Đền Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Các lễ hội ngày 24 tháng giêng âm lịch - Hội Chùa Muống
- Các lễ hội ngày 5 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đền Vua Bà
- Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 4 tháng 6 âm lịch - Hội Nam Trì
Trong ngày mùng 6 tháng giêng có diễn ra các lễ hội sau:
1. Hội Cổ Loa (hội đền An Dương Vương):
Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Tưởng niệm vua An Dương Vương.
Nội dung: Sáng sớm ngày mùng 6 tháng giêng, các chức sắc của 8 làng đến nhà ông Tiên chỉ của làng Văn Thượng (làng có đặc quyền soạn thảo văn tế) để rước văn tế. Một đám rước văn gồm có phường bát âm đi đầu, đến các chức sắc và 8 ông Tiên chỉ của 8 làng cùng các dân đinh khiêng giá văn tế, kiệu long đình, cờ lọng ra đền An Dương Vương để chuẩn bị cho cuộc tế Thần. Cuộc tế diễn ra trong không khí vô cùng trang nghiêm.
Phần hội kéo dài tới rằm tháng Giêng với nhiều trò chơi vui như: thổi cơm thi, chơi đu... Buổi tối có đốt pháo hoa, hát ca trù, hát tuồng. Ban ngày, các cụ ông chơi bài, đánh cờ, còn các cụ bà thì đi lễ đình chùa. Thanh thiếu niên nam nữ có trò chơi đánh đu, đấu vật, kéo co,leo dây, bắn cung nỏ, cờ người, nấu cơm thi, chọi gà, đánh đáo mẹt...
2. Hội Gióng (Hội đền Sóc Sơn):
Thời gian tổ chức: Từ ngày mùng 6 tới ngày mùng 8 tháng giêng âm lịch. (Chính hội là ngày 7)
Địa điểm: xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm tưởng nhớ tới công lao của Thánh Gióng.
Nội dung diễn ra: Lễ hội có dâng hương, lễ khai quang (Tắm tượng Thánh). Đặc sắc nhất là lễ dâng hoa tre vào ngày mùng 7 chính hội. Xưa kia, 52 xã của 9 tổng rước hoa tre (nhuộm màu) dâng cúng, sau đó tung cho dân cướp lấy phúc. Hội còn có lễ tượng trưng chém tướng giặc Ân, nhằm diễn tích lại để tưởng nhớ đến Thánh Gióng. Phần hội có nhiều trò chơi dân gian thu hút mọi người đó là: chọi gà, cờ tướng, đánh đu, hát ca trù thờ Thần.
3. Hội Làng Phú Đô:
Thời gian diễn ra: Được tổ chức vào ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch (Chính hội là ngày mùng 7).
Địa điểm diễn ra: Thôn Phú Đô, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh và ghi nhớ công đức của các vị: Lý Thiên Bảo (là anh ruột Lý Nam Đế), Đinh Dự, Mãn Hoa Đường (Tổ sư nghề ca trù), bà An (Hoàng Hậu của vua Lê Anh Tông), bà Phương (Nguyên Phi), Hồ Nguyên Thơ (tổ nghề bún).
Nội dung diễn ra: Mở đầu hội lễ là các hoạt động tế lễ, tưởng nhớ công đức của các vị Thánh thần, sau đó là dâng cúng lên vị tổ Thành hoàng làng mâm bún lớn.
Phần hội là các hoạt động vui chơi làng sẽ tổ chức cuộc thi làm bún (chọn người có tay nghề cao), hát chèo...
4. Hội Làng Đại Lan:
Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày mùng 6 tới ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Minh Hồ, Linh Chiêu, Chà Mục (tướng thời Hùng Vương và cũng là ba anh em).
Nội dung diễn ra: Mở đầu hội làng là lễ tế và rước Thần, làm cỗ cá lăng để dâng cúng. Phần hội có nhiều trò chơi thú vị như: hội vật, đánh gậy, múa roi.
5. Hội Đền Măng Sơn:
Thời gian diễn ra: được tổ chức từ ngày mùng 6 tới ngày 12 tháng 1 âm lịch (Chính hội là ngày mùng 6).
Địa điểm diễn ra: xã Sơn Đông, thành phố Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Đức Thánh Tản Viên.
Nội dung diễn ra: Hội Đền Măng Sơn có rước lễ vật (trong đó mâm ngũ quả không thể thiếu mít xanh và thịt thú rừng hoặc ba miếng da lợn).
Phần hội còn có các trò chơi dân gian như: đấu vật, ném còn, hát ví, hát đúm giao duyên, bắn nỏ, đu cây.
6.Hội Chùa Hương:
Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây Cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn phật bà Quan Âm.
Nội dung diễn ra: ngay từ trước tết hàng tháng, người dân Hương Sơn đã chuẩn bị cho lễ hội để đón du khách đến tham quan du lịch. Dọc theo dòng suối Yến, những chiếc thuyền được sửa sang lại. Hai bên đường từ bến Thiên Trù lên đến động Hương Tích có hàng loạt quán xá được mọc lên. Ngày khai hội có tổ chức múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền, múa rồng trên dòng suối Yến.
Lễ hội chùa Hương trải rộng trên 3 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn, tuyến Long Vân. Hội chùa đông nhất từ ngày 15 tới ngày 20 tháng 2 (Chính Hội).
7.Hội Hoa Sơn:
Thời gian diễn ra: Được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn công đức của Cao Sơn, Qúy Minh.
Nội dung diễn ra: Mở đầu hội là các hoạt động tế Thần, mọi người đều cầu chúc năm mới sẽ có một mùa bội thu, người được mạnh khỏe. Tiếp đến là các hoạt động trò chơi dân gian như: bắt lươn trong chum, hội cầu mùa để cầu cho mùa màng bội thu.
8. Hội Đình Trần Đăng:
Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm diễn ra: làng Trần Đăng, xã Hoa Sơn, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ nay trực thuộc thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Cao Lỗ - một danh tướng tài của vua An Dương Vương.
Nội dung diễn ra: Sau các hoạt động tế lễ và ghi nhớ công đức của Thần. Đặc biệt trong phần hội, mọi người tham gia trò hóa trang hổ, đuổi bắt giặc.
9. Hội Chen:
Thời gian diễn ra: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: làng Nga Hoàng (hay làng Ngà), huyện Quế Võ (trấn Kinh Bắc xưa), tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh nữ thần linh Sơn Mỵ Nương.
Nội dung: mở đầu hội Chen là đám rước miếu thờ nữ thần linh Sơn Mỵ Nương. Giữa lúc nghiêm trang nhất, quan chủ tế, bồi tế, ông già bà cả cầu Thần khấn niệm từ một góc khuất nào đó bỗng nổi lên ồn ào. Đó là lúc việc Chen bắt đầu. Khi thấy đàn ông, con trai, thanh niên, cả ông già đổ xô đến chỗ phụ nữ, con gái cả các bà già, thiếu nữ đứng, mà chen vai thích cánh. Họ xô đẩy nhau, giằng co nhau đẩy bật ra một góc giếng hay bờ tường, gốc cây hay lối rẽ... Một lúc sau, cuộc chen bỗng im lặng, người chắp tay cầu khấn thần linh: "Lạy thánh mớ bái, xin phù hộ cho xóm làng được mạnh khỏe, trẻ thì bình yên...".
Cuộc rước lại tiến hành trong trống rong cờ mở, đi quanh làng. Nhưng rồi đột nhiên Chen lại tái diễn, lúc này ngược lại, Gái Chen trai, bà già chen ông già, nữ chen nam... trong tiếng cười hả hê, vui thích. Mọi người chen trong cái thế chủ động mà lễ phép, chen trong niềm hân hoan.
Mấy ngày sau đó, đám tế lễ vẫn được tiến hành như thường lệ lại đền thờ nam Thần gọi Đống Vành. Và lần này các cuộc Chen lại tái diễn, lúc gái chen nam, rồi lại nam chen nữ, rồi làng chen khách thập phương là nam giới... cho đến đêm rằm, cuộc tế lễ và rước thần kết thúc tại miếu nữ thần.
10. Hội Vật Cầu:
Thời gian: Tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch (3 năm tổ chức một lần).
Địa điểm: làng Kim Sơn, xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh và ghi nhớ công đức của tướng quân Phạm Ngũ Lão (đời nhà Trần).
Nội dung diễn ra: Sau các hoạt động tế lễ dâng hương lên vị thành hoàng làng Phạm Ngũ Lão diễn ra cuộc thi tranh tài môn vật cầu của thanh niên trong vùng. Qủa cầu ở đây được làm từ củ chuối, đường kính 30-40cm, và nặng gần 20kg.
11. Hội Đền Hạ Lôi:
Thời gian: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: làng Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh và tưởng nhớ tới công ơn của Hai Bà trưng.
Nội dung diễn ra: hội đền Hạ Lôi khai hội vào đúng ngày Hai Bà Trưng tế cờ khởi nghĩa tại xã Mê Linh ngày nay, nơi mà Trưng Trắc lên ngôi Vương.
Mở đầu của lễ hội là lễ rước kiệu bà Trưng Trắc, và Trưng Nhị, kiệu thành hoàng làng, kiệu ông Cốt Tung, 2 con voi trắng, 1 ngựa hồng, 1 ngựa bạch. Kiệu bà do 32 cô gái khiêng mặc áo dài tứ thân, váy đen, đầu chít khăn màu. Trong đám rước có tiết mục múa và hát khúc ca cổ tương truyền có từ thời Hai Bà Trưng trên đường hành quân để cổ vũ binh sĩ. Trong phần hội còn có lễ cúng bánh giầy, đấu vật, cờ người, đánh đu... và nhiều trò chơi dan gian khác.
12. Hội Lạng:
Thời gian: được tổ chức từ ngày mùng 6 tới ngày 11 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Song Lãng, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh vị thiền sư thời nhà Lý là Đỗ Dô (thiền sư Thời Lý).
Nội dung diễn ra: Hội Lạng có lễ rước kiệu từ đền về tới đình, trên đường đi người ta rắc hoa (với ý nghĩa chặn đường ma, quỷ không cho vào làng). Phần hội còn có cuộc thi đấu vật, thi cỗ chay, cỗ mặn.
13. Hội Làng Hới:
Thời gian: được tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: làng Hải Triều (tên nôm là làng Hới), xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: Tưởng nhớ đến công đức của trạng nguyên Phạm Đôn Lễ (đền quan Trạng), và ông tổ nghề dệt chiếu.
Nội dung diễn ra: Mở đầu lễ hội là lễ rước kiệu "Trạng Chiếu", tiếp đó là các cuộc thi tài để chọn người khéo tay dệt chiếu đẹp và dệt chiếu nhanh.
14. Hội Đền Đuổm:
Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Đông Đạt, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Dương Tự Minh (người có công đánh giặc Tống thời nhà Lý).
Nội dung diễn ra: Hội đền Đuổm sau lễ dâng hương là hát thờ Thần, tế tạ công đức của thần, tiếp đến là các đôi nam nữ dâng hương, dâng cúng cỗ, hát thờ Thần, hát giao duyên.