Các lễ hội ngày 5 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đống Đa
Các lễ hội Hội Đống Đa, Hội Vân Sa,Hội Vật Võ Liễu Đôi,Hội Phương Thành được tổ chức vào ngày 5 tháng giêng.
Bài viết nên xem
- Các lễ hội ngày 21 tháng 3 Âm Lịch - Hội Làng Lộng Khê
- Lễ hội ngày 11 tháng 2 âm lịch - Hội Đình Kim Giang
- Các lễ hội ngày 14 tháng 7 âm lịch - Hội Minh Hương
- Các lễ hội ngày 5 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đống Đa
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 13 tháng 5 âm lịch - Hội Đình Vĩnh Ninh
- Các lễ hội ngày 20 tháng 1 Âm Lịch - Hội Làng Thổ Hà
Vào ngày mùng 5 tháng giêng hàng năm có tổ chức các hoạt động lễ hội sau:
1. Hội Đống Đa:
Thời gian: Tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Gò Đống Đa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn vị vua Quang Trung.
Nội dung: Đống Đa khi xưa là nơi 29 vạn quân Thanh bị tiêu diệt năm 1789. Sáng sớm ngày mùng 5, đám rước Thần mừng chiến thắng từ đình Khương Thượng về gò Đống Đa trong rừng cờ tàn, tán, lọng, kiệu... rực rỡ màu sắc cùng chiêng, trống, thanh la... diễu hành.
Đặc sắc và thu hút người xem nhiều nhất còn là lễ rước "Rồng lửa" được bện bằng nùi rơm, mo nang và giấy bồi trang trí thành hình con rồng, một tốp thanh niên bận võ phục đi quanh, biểu diễn côn, quyền nhằm tái hiện lại cuộc chiến đấu đã qua. "Rồng lửa Thăng Long" trở thành biểu tượng chiến thắng của người dân Việt Nam.
Trong hội còn nhiều trò chơi dân gian vui khỏe đua tài, đua trí trên bãi rỗng trước gò.
2.Hội Vân Sa:
Thời gian: Tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Vân Sa, xã Tản Hồng, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây cũ (nay Thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh Trần Quốc Chẩn (là con thứ của vua Trần Hưng Đạo và là quan đại triều đời Trần) và Ngũ Nương (Đức Thánh Bà - là một vị tướng của Hai Bà Trưng).
Nội dung: Làng Vân Sa vốn là một làng nghề nuôi tằm dệt lụa, vì thế mà mở đầu của lễ hội và lễ rước bông, sau đó mới tới các hoạt động vui chơi dân gian như: trò cướp kén, trò tứ dân lạc nghiệp, múa Tứ Linh.
3. Hội Vật Võ Liễu Đôi:
Thời gian: Tổ chức vào ngày mùng 5 tới ngày 10 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm tổ chức: Làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Đối tượng suy tôn: nhằm tưởng nhớ tới Thánh ông họ Đoàn giỏi võ, sức khỏe phi thường có công dẹp giặc phương Bắc, đồng thời là ông tổ của vật võ.
Nội dung: Ở các lễ hội khác, vật võ chỉ là trò vui thể thao còn ở trong lễ hội Liểu Đôi, vật võ lại là nội dung chính của ngày hội.
Mở đầu hội vật võ là nghi thức rước Thánh vào dóng. Lễ rước nghiêm trang mang đậm tinh thần thượng võ. Tiếp theo là lễ phát hỏa. Một ngọn lửa thật sáng được đốt lên, ông trùm trao gươm và khăn đào cho một đô vật danh dự (lễ này gọi là lễ trao gươm và thắt khăn đào). Cuối cùng là lễ Thanh động còn gọi là "lễ múa cờ tụ nghĩa".
Sau nghi thức long trọng, cuộc đấu vật bắt đầu. Có hai bé trai được làng cử ra vật năm keo để trình làng (gọi là lệ năm keo rốt), tiếp theo là các đô vật Liễu Đôi giao đấu trước, sau đó là các đô vật ở các nơi đến tranh tài.
Ngoài vật võ trong lễ hội còn rất nhiều thú vui khác như hát vè, hát đối đáp... và những món ăn đặc sản do tài nghệ chế biến của nhân dân địa phương mang đến lễ hội để dự thi.
4. Hội Phương Thành:
Thời gian: Được tổ chức vào ngày mùng 5 tới ngày mùng 7 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn và ghi nhớ công ơn ông tổ nghề dệt.
Nội dung diễn ra: Mở đầu lễ hội là lễ tế ông tổ nghề dệt của làng, tiếp đó là các hoạt động vui chơi lành mạnh như thi dệt, chọi gà, cờ tướng, đấu vật