Các lễ hội ngày 22 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đền Kỳ Cùng (Tả Phủ)
Hội Đền Kỳ Cùng (Tả Phủ) được tổ chức vào ngày 22 tới ngày 27 tháng 1 âm lịch tại Lạng Sơn, nhằm Nhằm suy tôn vị Thân Công Tài
Bài viết nên xem
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Cựu Ấp
- Lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 8 âm lịch - Hội Bơi Trải Vĩnh Tuy
- Các lễ hội trong ngáy 15 tháng 7 âm lịch - Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan)
- Các lễ hội ngày 19 tháng 3 Âm Lịch - Hội Xã Dương Liễu
- Các lễ hội ngày 27 tháng 3 Âm Lịch - Hội Thả Chim Bồ Câu
- Xem tuổi xông đất 2017 năm mới Đinh Dậu
Hội Đền Kỳ Cùng - Tả Phủ
Thời gian: tổ chức từ ngày 22 tới ngày 27 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn vị Thân Công Tài - quan đầu phủ có công khai phá mở chợ Kỳ Lừa giao thương buôn bán với người Hoa.
Nội dung diễn ra: Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ là lễ hội lớn nhất ở Lạng Sơn. lễ rước kiệu ông Tuần Tranh (đền Kỳ Cùng) lên tạ với ông Thân Công Tài (đền Tả Phủ) với đoàn người trong trang phục lộng lẫy cùng đủ loại cờ quạt, võng lọng. Đám rước sẽ đi quanh các dãy phố, hai bên đường mọi người chuẩn bị sẵn mâm lễ cầu tài, cầu lộc, bình an.
Phần hội có các trò chơi dân gian: thi đấu cờ người, chọi chim, đẩy gậy... Đặc biệt còn có trò chơi đốt đầu pháo diễn ra vào ngày 23-24 tháng giêng. Đầu pháo có gắn đầu kim loại, cuốn vải cẩn thận, chuẩn bị xong ra rước sau đền làm lễ cúng thần, xong đầu pháo được đem ra đốt. Khi pháo nổ, vòng kim loại hất lên, mọi người tranh nhau cướp. Ai lấy được cầu pháo có thể đem về thờ tại gia đình. Người ta tin rằng trong năm sẽ làm ăn may mắn và bình yên. Mỗi đầu pháo chỉ được thờ một năm. Đến mùa hội sang năm những gia đình có đầu pháo đem ra đền lễ tạ rồi trao lại đầu pháo cho đền. Ngày 27 tháng giêng là ngày kết thúc lễ hội, cũng vào giờ ngọ mọi người tập chung ở đền Tả Phủ làm lễ tạm biệt ông Tuần Tranh. Sau tuần lễ, kiệu bắt đầu được rước trở lại đền Kỳ Cùng với nghi thức ban đầu.
Hòa với trò chơi cướp đầu pháo, còn có nhiều hình thức vui chơi khác như: múa sư tử, hát giao duyên, hát sli (dân tộc nùng), hát lượn (dân tộc tày)... tạo nên không khí rộn ràng của ngày lễ hội.