Các lễ hội trong ngáy 15 tháng 7 âm lịch - Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan)
Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan) được diễn ra vào rằm 15 tháng 7 âm lịch trên phạm vi cả nước, ngoài ra trong ngày này còn diễn ra Hội Đổ Giàn tại Bình Định.
Bài viết nên xem
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Cựu Ấp
- Các lễ hội ngày 9 tháng 11 Âm Lịch - Hội Hạ Thái
- Lễ hội ngày 16 tháng 10 âm lịch - Hội Kì Yên Ở Đền Nguyễn Tri Phương
- Các lễ hội ngày 5 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đền Vua Bà
- Các lễ hội trong ngày 20 tháng 7 âm lịch - Hội Bơi Làng Võng La
- Các lễ hội ngày 11 tháng 12 Âm Lịch - Hội Đánh Cá Thờ Làng Kẻ Giáp
1.Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan):
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Địa điểm: diễn ra trong cả nước.
Nội dung:
*Cúng Phật: Trước tiên, đó là ngày lễ Vu Lan, xuất phát từ tích kể đức Mục Kiền Liên xả thân cứu mẹ. Ta sắp một mâm cơm chay hoặc đơn giản hơn là mâm ngũ quả để cúng Phật rồi thụ lộc tại nhà.
Khi cúng, tốt nhất là đọc một khoá kinh – Kinh Vu Lan – để hiểu rõ về ngày này, hồi hướng công đức cho những người thân trong quá khứ được siêu sinh. Kinh Vu Lan khá dài, nhưng không đến mức quá dài, lại thuộc thể thơ song thất lục bát nên đọc cũng nhanh thôi.
*Cúng thần linh và gia tiên: Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, còn là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.
Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.
Về phần đồ cúng – chia ra làm 2 phần:
Đồ cúng bàn thờ gia tiên: Hoa tươi (hoa sen, hoa hồng, hoa ly, hoa tulip.. đừng xài hoa cúc), bánh trái (trái nhiều loại – mỗi loại 1 ít, bánh quy, bánh gạo bánh chocopie..), cafe (G7), 1 cây thuốc lá, vàng mã, tiền thật tùy tâm, nến, hương đầy đủ.
Đồ cúng vong ngoài trời: Hoa tươi (hoa đẹp không phải cúc), bánh trái, cafe, thuốc lá, đĩa xôi, con gà mái luộc (có muối, chanh ớt), bia, rượu, tiền vàng mã, quần áo, giầy dép bằng giấy, gạo, muối. (Nếu gia chủ khó khăn hoặc không có kinh phí hoặc không muốn tốn kém thì có thể giảm số lượng tùy thích), nến, hương (có thêm một bát hương trầm thì càng tốt)
Giờ cúng: Giờ Dần (3-5 giờ sáng) – giờ Thìn (9-11 giờ sáng) – giờ Ngọ (11- 13 giờ trưa) – giờ Tuất (19-21 giờ tối).
2. Hội Đổ Giàn:
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Địa điểm: làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Nữ Thần Biển.
Nội dung: Hằng năm vào ngày rằm tháng 7, nhân dân huyện An Nhơn thường đổ về làng An Thái, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định để dự lễ Vu Lan - báo hiếu của nhà Phật – xem hát bội và những cuộc thi tài. Cũng như nhiều chùa khác ở Việt Nam, vào dịp này nhà chùa trong lễ cúng cô hồn, xá tội vong nhân, thường dựng rạp làm chay (tức lập đàn cầu nguyện cho mọi oan hồn được siêu thoát), tổ chức hát bội cả ngày và đêm. Ngày rằm tháng 7 cũng là tết Trung nguyên của đạo Lão. Cảnh nhà chùa mở hội đón khách thập phương vào dịp này đã được phản ánh trong câu ca dao xưa:
Đồn rằng An Thái, chùa Bà
Làm chay, hát bội đông đà quá đông
Đàn bà cho chí đàn ông,
Xem xong ba Ngọ, lại trông Đổ giàn.
Nhưng sức hấp dẫn của hội chùa Bà không chỉ ở chỗ có "làm chay, hát bội" mà còn vì một lý do khác là hội được tổ chức ngay nơi mảnh đất giàu truyền thống thượng võ: Làng An Thái. An Thái thuộc huyện An Nhơn, là làng võ từng sản sinh ra những võ sư và võ sĩ xuất sắc của đất Bình Định. Dĩ nhiên vào những dịp hội hè, việc tổ chức thi đấu côn, quyền là tiết mục không thể thiếu được. về dự hội, cũng là dịp để các môn đệ thăm viếng, gặp lại bạn bè đồng khoá, đồng môn và cũng là dịp để các võ sĩ thử tài cao thấp trên võ đài. Tuy nhiên không cuộc vui nào hấp dẫn và cuốn hút nhiều người như hội xô cỗ (người Việt gọi là xô giàn, về sau gọi thành đổ giàn – Theo Quách Tấn – Quách Giao, Võ nhân Bình Định).
Người ta thiết lập một cái đàn cúng cao (hình dung như một dàn giáo hẹp, cao khoảng mười mét, bằng tre, gỗ. Trên đó người ta đặt đàn cúng thần gồm hương, hoa, trà, quả và một heo quay để nguyên con, khoảng độ mười lăm, vài chục ký. Khi nghi lễ chuẩn bị kết thúc, đám đông bên dưới trở nên xôn xao, rộn rịp. Những người yếu, người già, phụ nữ và trẻ con thì dãn ra vòng ngoài để cho những võ sĩ và những người khoẻ tiến vào. Những người tiên phong lên giàn hườm sẵn trong tư thế chuẩn bị lao lên, mắt hướng về phía giàn cao, chờ đợi....
Sau những nghi thức cúng lễ cổ truyền như thường thấy ở các lễ hội làng quê, vị chủ tế tuyên bố xô giàn, cho phép cuộc tranh tài bắt đầu. Các võ sĩ tài nghệ cao, phi thân lên giàn tìm cách cướp lấy con heo quay.Sau đó phải luồn lách, lao ra khỏi đám đông, mang con heo quay chạy về địa điển an toàn đã định. Tất nhiên, mỗi nhóm tranh tài đã có phân công người bảo vệ, cản ngăn những đối thủ lợi hại khác có thể giật lại ngay trên tay. Trong cuộc tranh tài này, các võ sỹ dùng tất cả ngón võ, chiến thuật khôn ngoan để giành chiến thắng về mình. Rất nhiều lần hội đổ giàn đã để lại "nợ nần" giữa các phái võ trong vùng, thậm chí cả những lò võ ở tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà. Hội đổ giàn không phải chỉ một mình Bình Định có nhưng hội đổ giàn của An Thái bao giờ cũng thu hút người tham dự đông nhất và "con heo quay" của An Thái cũng được xem trọng nhất.
Theo tục lệ con heo quay chiến lợi phẩm này được đem xẻ ra để khao chung cho tất cả những võ sĩ cùng có mặt trong cuộc tranh tài này. Những võ sĩ, hay làng võ có người giành được phần thắng được mọi người hoan nghênh và nể trọng và họ tin rằng năm ấy họ sẽ gặp hên vì được "lộc của thần". Thường thì những lò võ ở An Thái và huyện Bình Khê hay giành được vị trí đó. Vì vậy mới có câu: "Tiếng đồn An Thái, Bình Khê, nhiều tay võ sĩ có nghề tranh heo". Heo đây là heo quay, vật cúng thần trong ngày hội. Ý nghĩa của cuộc thi tài này không nằm trong giá trị vật chất của món quà giành được mà ở giá trị tinh thần, được thể hiện qua tài nghệ của những người dự cuộc với chỗ đứng danh dự trong làng võ.