Lễ hội ngày 29 tháng 8 âm lịch - Lễ DOLTA Và Hội Đua Bò
Lễ DOLTA Và Hội Đua Bò được tổ chức vào ngày 29 tháng 8 âm lịch Tại chùa, từng gia đình cộng đồng Khơmer thuộc huyện Tri Tôn hoặc Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Bài viết nên xem
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 5 tháng 6 âm lịch - Hội Đình Phú Xuân
- Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 16 tháng 8 âm lịch - Hội Nghinh Ông Vũng Tàu
- Lễ hội trong ngày 10 tháng 9 âm lịch - Lễ Hội Tử Các
- Các lễ hội ngày 6 tháng 2 Âm Lịch - Hội Ngọc Xuyên
- Các lễ hội ngày 1 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đức Bác
- Các lễ hội ngày 6 tháng 3 Âm Lịch - Hội Làng Bắc Biên
Lễ DOLTA Và Hội Đua Bò
Thời gian: tổ chức vào ngày 29 tháng 8 tới ngày 1 tháng 9 âm lịch (nếu tháng nào thiếu sẽ kéo dài tới ngày 2 tháng 9).
Địa điểm: Tại chùa, từng gia đình cộng đồng Khơmer thuộc huyện Tri Tôn hoặc Tịnh Biên, tỉnh An Giang.
Nội dung: Trường đua bò thường là một khu đất rộng khoảng 60m, dài chừng 170m xung quanh có bờ đất cao đồng thời là nơi dành cho khán giả. Đường đua trên mặt ruộng nước dài khoảng trên 100m, rộng khoảng 4m; hai đầu cắm mốc xuất phát và đích.
Mỗi giải đua ấn định 38 đôi bò được lựa chọn sau các lần đua ở vòng loại tại các xã. Nhiều con tham gia giải nhiều năm, chúng đều to khoẻ, dáng đẹp: đầu to, lưng thẳng, xương chắc, đuôi dài, tai ngắn và nhỏ, cổ tròn và cặp mắt hiền lành. Đối với những người có kinh nghiệm chọn bò lâu năm thì đôi bò tốt còn là tài sản theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng, vì đôi bò thắng trận sẽ có gần 20 triệu đồng. Tuy nhiên chủ bò không bao giờ bán đôi bò của mình nếu giành giải nhất, vì đó là niềm vinh dự của gia đình và cộng đồng.
Vào cuộc đua, đôi bò được ách vào một chiếc bừa đặc biệt, gọng bừa là bàn đạp bao gồm một tấm gỗ rộng 30cm, dài 90cm, bên dưới là răng bừa. Lúc này các tài xế được phân thành cặp và làm thủ tục chọn cặp đua trước, đua sau. Không giống như đua xe, tất cả xuất phát cùng một lúc. Đua bò lại thi hai đôi một: đôi trước, đôi sau. Mỗi cặp bò đều phải kéo theo một giàn bừa đã được cưa ngắn bớt răng. Người điều khiển đứng trên giàn bừa vung roi như khi đang bừa trên ruộng, do vậy họ phải đứng để không bị ngã, nếu ngã hoặc rơi ra khỏi giàn bừa thì phạm luật và thua cuộc. Ngày nay thể thức đua bò đã được cải tiến hơn xưa rất nhiều: cuộc đua diễn ra trên mặt ruộng có nước chứ không phải trên mặt đường như trước đây, vì vậy tính mạng của người điều khiển bò an toàn hơn. Tuy có một số thay đổi nhưng lệ vẫn giữ nhiều quy ước cũ.
Cuộc đua chia làm hai vòng: vòng hu và vòng thả, hết vòng hu đến vòng thả. Có thể hiểu vòng hu là vòng loại của cuộc đua, còn vòng thả mới phản ánh đầy đủ sức mạnh của cặp bò cùng tay nghề, bản lĩnh của người điều khiển.
Vào vòng hu, mỗi đôi bò phải đi dạo hai vòng quanh trường đua để trình diễn và khởi động. Nếu đôi bò nào đạp vào bừa của đôi bò khác là bị loại.
Ngược lại, lệ quy định ở vòng thả khác với vòng hu, nếu đôi bò nào ở phía sau đạp vào bừa của đôi bò trước thì lại thắng cuộc.
Đua bò ở An Giang đã có từ hàng trăm năm nay. Sự kiện này là dịp những người đàn ông trong phum sóc trổ tài dũng cảm, sự khôn khéo của mình trước cộng đồng. Hàng ngày những tài xế, chủ bò là những nhà nông chân lấm tay bùn, nhưng lúc này họ được tôn vinh là nhân vật chính của ngày hội.