Các lễ hội ngày 6 tháng 3 Âm Lịch - Hội Làng Bắc Biên
Vào ngày mùng 6 tháng 3 âm lịch có tổ chức các hội lễ đặc sắc như sau: Hội Đền Hét,Hội Chùa Tây Phương,Hội Phủ Đức,Hội Làng Bắc Biên
Bài viết nên xem
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Cựu Ấp
- Các lễ hội ngày 9 tháng 11 Âm Lịch - Hội Hạ Thái
- Lễ hội ngày 16 tháng 10 âm lịch - Hội Kì Yên Ở Đền Nguyễn Tri Phương
- Các lễ hội ngày 5 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đền Vua Bà
- Các lễ hội trong ngày 20 tháng 7 âm lịch - Hội Bơi Làng Võng La
- Các lễ hội ngày 11 tháng 12 Âm Lịch - Hội Đánh Cá Thờ Làng Kẻ Giáp
1.Hội Làng Bắc Biên
Thời gian: Tổ chức vào ngày 6 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: Phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn các vị Lý Thường Kiệt, hai Bà Trưng, Đào Kỳ.
Nội dung: Mở đầu hội làng là rước kiệu chạ, tiếp đến là lễ thả cá chép.
2. Hội Phủ Đức
Thời gian: tổ chức vào ngày 6 tới ngày 8 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn bà chúa Liễu Hạnh.
Nội dung: Ngoài các hoạt động tế lễ dâng hương, lễ hội còn cầu cúng, hát văn, hát đồng.
3. Hội Chùa Tây Phương
Thời gian: tổ chức vào ngày 6 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Phật, các vị La Hán.
Nội dung: vào ngày hội, dân làng đi lấy nước thiêng về làm lễ mộc dục (tắm tượng) và nước cúng, dâng hương, lễ vật vừa cầu kinh niệm Phật cầu phúc. Du khách còn có thể tham gia các trò chơi dân gian dưới chân đồi như múa rối, kéo co, chọi gà, cờ người, đấu vật... Đến với lễ hội chùa Tây Phương du khách còn có thể tham quan thắng cảnh, kiến trúc chùa và chiêm ngưỡng 18 pho tượng La Hán.
4. Hội Đền Hét
Thời gian: tổ chức từ ngày 6 tới ngày 9 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: thôn Bích Du, xã Thái Thượng, thái Thụy, Tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Phạm Ngũ Lão - một danh tướng lừng lẫy thời Trần.
Nội dung: Hội đền hét nổi tiếng là môn vật cầu. Môn vật cầu ở đây rất đặc biệt, quả cầu được làm bằng gốc cây chuối hột, nặng khoảng 10kg. Sân chơi kẻ một vạch ngang. Đấu thủ là các trai làng khỏe, đại diện cho các giáp, chia làm 2 phe tả hữu. Mỗi bên có 9 người; 1 tướng và 8 quân. Quân cởi trần, đóng khố, mỗi bên đeo đai màu đỏ và màu xanh ứng với màu sọt tả, hữu. Tướng chít khăn cùng với màu quân. Khi vào đấu, quân tả hữu xếp hàng hai, hai tướng đứng đầu vào để làm lễ thánh. Người được Thánh nhập vào sẽ hét một tiếng vang trời (vì tiếng hét mở đầu cho lễ hội nên gọi là hội Hét). Qủa cầu chôn sâu 2m dưới hố, lấp đất không để lại dấu vết. Rồi sau đó cho quân hai phe lấy chân đẩy đất cho đến khi lộ quả cầu. Quân và tướng hai bên dùng tay cướp quả cầu, chuyền cho nhau ném vào sọt đối phương.