Các lễ hội ngày 5 tháng 3 Âm Lịch - Hội Chùa Láng
Hội Chùa Láng tổ chức tại phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, hội chùa Thầy tổ chức tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Bài viết nên xem
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Cựu Ấp
- Các lễ hội ngày 9 tháng 11 Âm Lịch - Hội Hạ Thái
- Lễ hội ngày 16 tháng 10 âm lịch - Hội Kì Yên Ở Đền Nguyễn Tri Phương
- Các lễ hội ngày 5 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đền Vua Bà
- Các lễ hội trong ngày 20 tháng 7 âm lịch - Hội Bơi Làng Võng La
- Các lễ hội ngày 11 tháng 12 Âm Lịch - Hội Đánh Cá Thờ Làng Kẻ Giáp
1 Hội Chùa Láng
Thời gian: tổ chức vào ngày 5 tới ngày 7 tháng 3 âm lịch (chính hội là ngày 7).
Địa điểm: phường Láng Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Thiền Sư Từ Đạo Hạnh.
Nội dung: xưa kia hội chùa Láng là một hội lớn và hấp dẫn nhất phía Tây thành Thăng Long. Trong phần lễ, ngày đầu mở hội là lễ rước bát hương Thánh lên chùa Nền, thăm lại nơi sinh ra Thánh. Ngày thứ 2 là lễ rước bát Hương Thánh tới chùa Tam Huyền thăm cha.
Đến ngày thứ 3 là lễ rước lớn và diễn tích lại cuôc đấu Thần (đấu với sư Đại Điên - chùa Duệ) tới chùa Hoa Lăng (cầu Giấy) thăm mẹ, rồi hoàn cung. Phần hội có trò đánh đu, đấu vật, đánh cờ, hát tuồng, hát chèo, hát thờ.
2. Hội Chùa Thầy
Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 5 tới ngày mùng 7 tháng 3 âm lịch. (ngày 7 tháng 3 âm lịch là chính hội).
Địa điểm: xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn pháp sư Từ Đạo Hạnh, ông tổ nghệ thuật múa rối nước Việt Nam.
Nội dung: Lễ hội mở đầu bằng lễ cúng Phật và chạy đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo, với sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc. Trong các ngày diễn ra lễ còn có rất nhiều trò chơi, đặc biệt du khách còn được xem nghệ thuật múa rối nước Việt Nam đặc sắc. Có nhiều tích diễn trò chơi rối nước như: Thạch sanh, Tấm Cám hay cac sinh hoạt dân dã như đi cày, chăn vịt, đấu vật.