Các lễ hội ngày 15 tháng 3 Âm Lịch - Hội Làng Lê Xá
Vào ngày 15 tháng 3 âm lịch có diễn ra các lễ hội: Hội Làng Phụng công, Hội Chùa Trông, Hội Làng Đông Hồ, Hội Đền Đô, Hội Làng Liên Bạt,Hội Thả Diều,Hội Làng Lê Xá
Bài viết nên xem
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Cựu Ấp
- Lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 8 âm lịch - Hội Bơi Trải Vĩnh Tuy
- Các lễ hội trong ngáy 15 tháng 7 âm lịch - Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan)
- Các lễ hội ngày 19 tháng 3 Âm Lịch - Hội Xã Dương Liễu
- Các lễ hội ngày 27 tháng 3 Âm Lịch - Hội Thả Chim Bồ Câu
- Xem tuổi xông đất 2017 năm mới Đinh Dậu
1. Hội Làng Lê Xá
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: thôn Lê Xá, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn hai vị Đào Kì và Phương Dung (tướng của hai Bà Trưng).
Nội dung: mở đầu hội là phần tế lễ gồm có: lễ rước, lễ tế thành hoàng làng. Tiếp sau phần tế lễ là phần hội, có: thi đánh chạc (hay còn gọi là trò chơi biện thừng), ca trù, hát quan họ, thi bắt vịt, chơi chọi gà.
2. Hội Thả Diều
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: làng Bá Giang, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Nguyễn Cả - một danh nhân của làng, nguyên là tướng giỏi của Đinh Tiên Hoàng.
Nội dung: Mở đầu lễ hội là lễ rước bánh giầy để tưởng nhớ Thần nhân.
Vào ngày hội thi, đầu cuộc thi là lễ trình diều. Mọi người tham gia đều mang diều tới trình trước Miếu. Diều dự thì có thể dài tới 3m nếu nhỏ thì 1m. Trong gió có nồm nam của buổi chiều quê, mấy chục cánh diều bay lên xen lẫn là tiếng sau vi vu, người thì ở trên bờ đê người dưới sân đình, đứng ở trong làng có thể ngắm dc diều bay.
Các giải nhất, nhì, ba trao cho những người có diều bay cao, không chao đảo và có tiếng sáo hay nhất. Người trúng giải đem lễ về để tạ Thần, hội kết thúc.
3. Hội Làng Liên Bạt
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn đức thánh Đệ Nhất (Đặng Sĩ), đức thánh Đệ Nhị (Đặng Xã), đức thánh Đệ Tam (Đặng Lang).
Nội dung: Trong hội làng, mở đầu là các hoạt động tế lễ. Tiếp đó là phần trình diễn kiệu bay, kiệu quay, rước văn đề cao tinh thần hiếu học, quý trọng chi thức văn hóa.
4. Hội Đền Đô
Thời gian: tổ chức từ ngày 15 tới ngày 19 tháng 3 âm lịch (chính hội là ngày 16 tháng 3).
Địa điểm: làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn 8 vị vua nhà Lý.
Nội dung: Lễ hội có lễ trình Thánh, rước kiệu long trọng từ chùa Kim Đài đến đền Đô. Đi đầu đám rước gồm có 1 đoàn tướng võ cởi trần, đóng khố, tay cầm chùy đồng và hàng trăm quân sĩ đi theo. Tiếp đến là 100 người khiêng kiệu mặc áo đỏ mũ đen. Đi đầu là kiệu của nữ tướng có 18 nữ tướng đi theo sau rồi đến kiệu của Bát Đế, mỗi kiệu có 1 con ngựa và 16 nam tướng mặc áo đỏ. Sau cùng đoàn rước là các vị sắc phục lễ hội, hương lão và dân làng dự hội, cờ lọng khắp một vùng, tiếng trống vang trời.
Phần hội có các trò chơi dân gian như: chọi gà, thả chim bồ câu, thi đấu vật, hát quan họ và nhiều trò vui khác.
5. Hội Làng Đông Hồ
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn thành hoàng làng, tổ nghề.
Nội dung: Hội làng mở ra hàng năm nhằm suy tôn Đức Thành Hoàng Làng và Ông Tổ nghề. Trong hội làng có những nghi thức truyền thống như: tế thần, thi mã. Ngoài ra còn có phần trưng bày và bán tranh dân gian Đông Hồ trong sân đình là nơi thu hút rất đông đảo các du khách trong và ngoài vùng đến tham quan. Dựng một cầu bằng tranh trong đình tượng trưng cho sự giao lưu và hòa hợp.
6. Hội Chùa Trông
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 3 tới ngày mùng 1 tháng 4 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Hán Lý, Hưng Long, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn thờ Phật và suy tôn đức Thánh Nguyễn Minh Không và Đường Cát Đại vương (một vị tướng của Khúc Thừa Dụ có công đánh giặc ở thế kỉ thứ 10) và Lý Chiêu Hoàng (vua cuối cùng của Triều Lý).
Nội dung: lễ hội chùa Trông là lễ hội chung của hai làng. Sau khi chia tách mỗi làng có một đình. trong ngày hội tế ba vị gồm thành hoàng làng và một thiền sư.
Phần lễ có: Lễ rước xuất Đông nhập Tây. Đoàn rước bao gồm: Kiệu bát hương, kiệu Đức Thánh, hai kiệu Thành Hoàng, kiệu Thánh Mẫu. từ ngày 26 tới ngày 30 tháng 3 là tổ chức lễ đức Thánh và Thành Hoàng Làng. Sáng ngày mùng 1 tháng 4, đoàn rước tiến hành rước Thành Hoàng Làng về các đình và kết thúc hội. Song song với phần lễ là phần hội: có các trò chơi vui dân gian và văn nghệ truyền thống.
7. Hội Làng Phụng công
Thời gian: tổ chức vào ngày 15 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn côn ơn lớn lao của hai vị Bùi Đa và Hoàng Soi, là hai thủ lĩnh của nghĩa quân nông dân ở thế kỉ 18.
Nội dung: Mở đầu là hoạt động dâng hương tế lễ Tế Thành Hoàng. Tiếp đó là là tổ chức phần kéo chữ diễn lại cuộc luyện binh của nghĩa quân vật, võ, múa sơ tử.