Các lễ hội ngày 30 tháng 1 Âm Lịch - Hội Cúng Rừng Cấm Bang Của Người Nùng
Hội Cúng Rừng Cấm Bang Của Người Nùng và Hội Đền Đim được tổ chức cùng ngày vào 30 tháng 1 âm lịch hàng năm
Bài viết nên xem
- Lễ hội diễn ra trong ngày 30 tháng 3 âm lịch - Hội Đền Suối Mỡ
- Các lễ hội ngày 28 tháng 3 Âm Lịch - Lễ Hội Oóc Pò
- Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 9 tháng 2 - Hội Đền Voi Phục
- Các lễ hội ngày 15 tháng 4 Âm Lịch - Hội Chợ Bản
- Lễ hội tiêu biểu trong ngày 20 tháng 8 âm - Hội Đền Ghềnh
- Các lễ hội ngày 1 tháng 7 Âm Lịch - Lễ Khai Hạ
1. Hội Đền Đim
Thời gian: tổ chức từ ngày 30 tháng 1 tới ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: xã Tam Dương, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định.
Nội dung: lễ hội đền Đim thường có tế lễ, lễ rước. Riêng phần hội, thường có các hoạt động vui chơi dân gian như: đấu vật, tổ tôm điếm, hát chèo.
2. Hội Cúng Rừng Cấm Bang Của Người Nùng
Thơi gian: tổ chức vào ngày 30 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Diễn ra tại nơi sinh sống của người dân tộc Nùng thuộc các huyện: Xí Mần, Quản Bạ, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên thuộc tỉnh Hà Giang.
Nội dung: Hội cấm rừng được tổ chức ở hai khu rừng cấm khác nhau, vào 2 thời điểm khác nhau: đó là hội cúng rừng ở đầu bản vào ngày 30 tháng giêng và hội cúng rừng cấm giữa đồng vào ngày mùng 2 tháng 7 âm lịch.
Hội cúng rừng đầu bản được quy tụ ở ven khu rừng cấm và sinh hoạt tại chỗ, người đại diện gia đình tới dự hội phải là người con trai, bất kì già hay trẻ đều được. Đến dự hội ai cũng phải ăn mặc chỉnh tề. Mọi người không được thả rông gia súc, gia cầm phá hoại mùa màng, không chặt phá cây rừng, khi làng bản có gia đình nào có người bị bệnh tật, thiên tai hạn hán hay cưới xin, tang gia đau buồn phải có trách nhiệm giúp đỡ lẫn nhau. Cuối buổi lễ hội thầy cúng tuyên bố ăn tết 3 ngày không ai được vi phạm tục lệ này. Nếu mang vác cuốc, cày, bừa, dao hay chị em phụ nữ có thai đội nón qua làng trong những ngày tết này sẽ bị phạt vạ.
sau các thủ tục lễ nghi, các thầy cúng ra về, dân bản vẫn còn rượu chè ca hát linh đình. Có tốp thì chơi trò Leng hao tức là 2 người chơi giống như oản tù tì; có đám thì hát Sán Côx tức sơn ca nhưng chủ yếu là hát dân ca Lưnx cha chinw (tiếng hát làm ăn).
Mục đích chính của lễ hội cúng rừng là để cầu mùa, cầu đất trời và thiên nhiên phù hộ cho con người 1 cuộc sống an khang thịnh vượng.