Các lễ hội ngày 18 tháng 3 Âm Lịch - Hội Đậu Bắc Ninh
Hội Đậu Bắc Ninh được tổ chức vào ngày 17 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Bài viết nên xem
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Cựu Ấp
- Lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 8 âm lịch - Hội Bơi Trải Vĩnh Tuy
- Các lễ hội trong ngáy 15 tháng 7 âm lịch - Lễ Trung Nguyên (Lễ Vu Lan)
- Các lễ hội ngày 19 tháng 3 Âm Lịch - Hội Xã Dương Liễu
- Các lễ hội ngày 27 tháng 3 Âm Lịch - Hội Thả Chim Bồ Câu
- Xem tuổi xông đất 2017 năm mới Đinh Dậu
Hội Đậu
Thời gian: tổ chức vào ngày 18 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Mộ Đạo, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Ông Bính - một vị tướng thời Hùng Vương thứ 18.
Nội dung: Để chuẩn bị cho lễ hội, từ trong chức sắc của 9 làng phải tổ chức họp bàn với nhau. Làng Mộ Đạo có chính đền, thuộc tích nhất, phải chuẩn bị những lễ vật để tế thần tại đền Đậu như: Lễ Tam sinh (lợn, dê, ngỗng trắng), lợn tượng (lợn tạ) và các loại rượu, bánh trái, hoa quả đặc sản của địa phương (rượu Hoàng tửu, bánh đường, chè kho, chè lam, kẹo lạc…). Những làng còn lại, mỗi làng phải lo một lợn tượng để tế thần. Sáng ngày 16 tháng 3, tất cả 9 làng đều phải rước kiệu thần từ đình làng mình đến tập trung tại đền Đậu để tế lễ và mở hội. Đoàn rước kiệu của các làng, vai cờ kiệu là “giai trần” (trai tráng cởi trần, đóng khố), đầy đủ cờ kiệu, tàn lọng, siêu đao, bát bửu, trống chiêng và còn phải có đội “quân cờ”. Đội quân cờ có tướng cờ và quân cờ, mặc trang phục màu đỏ, tướng cờ có lọng che và đội quân cờ này là tượng trưng cho nghĩa binh của thần khi đánh giặc. Khi các đoàn rước của các làng tập trung đông đủ tại đền Đậu, theo thứ tự kiệu của các làng được rước vào đền trong, đền ngoài các quan viên tế của các làng cùng tế. Trong khi tế lễ có hát ca trù để thờ thần. Làng Mộ Đạo là một trong cái nôi của hát ca trù, các nghệ nhân không những tham gia hát thờ, mà còn tham gia hát hội. Lễ hội đền Đậu kéo dài đến ngày 20, sau khi tế “rã đám” thì kiệu thần của làng nào lại được rước về làng ấy.
Trong những ngày lễ hội đền Đậu, sau phần lễ là phần hội với nhiều tục trò dân gian vui chơi, giải trí như: Tuồng, chèo, ca trù, đu cây, thi vật, thi dệt vải, nhảy phỗng, bắt vịt, bắt trạch… thu hút hàng ngàn người đến lễ hội.