Các lễ hội ngày 16 tháng 1 Âm Lịch - Hội Chọi Trâu
Một số lễ hội tiêu biểu được tổ chức vào ngày 16 tháng giêng âm lịch: Hội Chọi Trâu ở Vĩnh Phúc,Hội Đền Hạ Lũng,Hội Kì Yên
Bài viết nên xem
- Lễ hội diễn ra trong ngày 30 tháng 3 âm lịch - Hội Đền Suối Mỡ
- Các lễ hội ngày 28 tháng 3 Âm Lịch - Lễ Hội Oóc Pò
- Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 9 tháng 2 - Hội Đền Voi Phục
- Các lễ hội ngày 15 tháng 4 Âm Lịch - Hội Chợ Bản
- Lễ hội tiêu biểu trong ngày 20 tháng 8 âm - Hội Đền Ghềnh
- Các lễ hội ngày 1 tháng 7 Âm Lịch - Lễ Khai Hạ
1. Hội Đền Hạ Lũng
Thời gian: tổ chức từ ngày 16 tới ngày 18 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn và ghi nhớ công đức của Ngô Quyền (người mở đầu thời đại tự chủ cho nước ta, đại thằng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào năm 938).
Nội dung: Mở đầu hoạt động tế lễ, dâng hương, sau đó mọi người có thể tham quan di tích lịch sử bãi cọc Bạch Đằng.
2. Hội Chọi Trâu
Thời gian: Tổ chức vào ngày 16 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Hải Lựu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn và ghi nhớ công đức của Thành hoàng làng là Lữ Gia (thừa tướng của nước Nam Việt, thời Triệu Đà).
Nội dung: Tương truyền, lễ hội có từ thế kỉ thứ 2 trước công nguyên, lúc này nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của Triệu Đà, triều đình nhà Triệu tan rã Lữ Gia lui quân về núi Hải để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết để khao quân. Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu thờ làm Thành hoàng của làng và lễ hội chọi trâu cũng được bắt đầu từ đó.
Theo tục lệ, tất cả các con trâu tham gia chọi, sau khi kết thúc cuộc đấu sẽ đem ra thịt. Người dân nơi đây quan niệm rằng, ăn thịt trâu chọi sẽ mang lại nhiều may mắn và sức khỏe trong những ngày đầu năm mới.
3. Hội Kì Yên
Thời gian: 18 đường Mai Văn Ngọc, phường 10 quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Phật, thần và các vị Tiền hiền, Hậu hiền.
Nội dung: Lễ hội bắt đầu bằng nghi thức tụng kinh cầu an của Phật giáo, tiếp theo là phần múa Lân và biểu diễn võ thuật cổ truyền, các nghi thức tế Thần, tế tiền hiền, Hậu hiền. Buổi tối có phần xây chầu, đại hội và hát bội. Ngày thứ 2 và ngày thứ 3 của hội có nghi thức tế nam quan, nữ quan theo truyền thống Bắc bộ. Kết thúc lễ hội là nghi thức tôn Vương và hồi chầu theo truyền thống các đình Nam bộ.