Các lễ hội ngày 8 tháng 1 Âm Lịch - Hội cướp cầu, Hội Đền Bắc Cung
Vào ngày 8 tháng 1 âm lịch có tổ chức các hội lễ Hội cướp cầu, Hội thổi cơm thi,Hội đền Đông Bộ Đầu,Hội Đình Đồng Lý
Bài viết nên xem
- Các lễ hội ngày 11 tháng 11 Âm Lịch - Hội Đền An Lư
- Các lễ hội ngày 9 tháng 11 Âm Lịch - Hội Hạ Thái
- Các lễ hội ngày 1 tháng 7 âm lịch - Hội Nguyễn Đình Chiểu
- Các lễ hội ngày 1 tháng 4 Âm Lịch - Hội Đền Đồng Xâm
- Các lễ hội ngày 5 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đống Đa
- Lễ hội diễn ra trong ngày mùng 2 tháng 9 - Hội Chùa Am
1. Hội cướp cầu
thời gian: tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Viện Nội, xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn hai đại tướng quân Đống Vĩnh và Chung Bảo.
Nội dung: Trong lễ hội cướp cầu Viên Nội có đám rước và các hoạt động để tế "Thần cầu". Phần hội có trò chơi "ông Móc" để móc và giành cầu.
2. Hội thổi cơm thi
Thời gian: được tổ chức nào ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Hòe Thị, xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Thành hoàng làng là Phan Tây Nhạc (vị tướng dưới thời vua Hùng thứ 18).
Nội dung: Tương truyền rằng Phan Tây Nhạc là người có sức khoe phi thường, văn võ song toàn. Ông dẫn hơn ba vạn quân đi đánh giặc, ông thường xuyên tổ chức các cuộc thi thổi cơm thi để chọn ra một người hậu cần giỏi. Ông được quê hương tôn thờ là Thành hoàng làng. Vì thế hàng trăm dân làng đều mở hội thổi cơm thi để tưởng nhớ lại tích xưa. Trong hội diễn lại cảnh thi thuở xưa ông đã tổ chức trong quân ngũ. Cuộc thi nấu cơm chia làm ba giai đoạn tách rời nhau: Thi lấy nước, thi kéo lửa và thi nấu cơm, nấu bằng rơm. Khi cháy hết cây hương thì cơm phải chín. Cơm của Giáp nào chín và ngon nhất, trắng nhất thì sẽ được giành giải nhất.
3. Hội đền Đông Bộ Đầu
Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Thống Nhất, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ nay trực thuộc Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh Huyền Thiên (Ứng Thiên) Đại Thánh Thiên Vương đã diệt trừ thuồng luồng cho dân.
Nội dung: Lễ hội đền Đông Bộ Đầu có lễ tế Thần Huyền Thiên, nhắc lại công ơn xưa, tiếp đó là múa gậy giật giải.
3. Hội Đình Đồng Lý
Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 8 tới ngày 12 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Mỹ Đồng, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn vị tướng tài giỏi dưới thời Hai Bà Trưng là Sử Quyên.
Nội dung: Mở đầu hội đình Đồng Lý là lễ rước bài vị và tế tướng Sửu Quyên. Tiếp đó là phần hội diễn ra các trò chơi cờ tướng, chọi gà.
4. Hội Chùa Tam Sơn
Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 8 tới ngày 12 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Tam Sơn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Đức Phật, trạng nguyên Nguyễn Phan Quang, tiết nghĩa Đại Vương Nguyễn Tự Cường, Công chúa Thuần Dương, Thổ địa, Quan Công, các vị tiến sĩ của làng.
Nội dung: Mở đầu hội chùa Tam Sơn là các hoạt động lễ tế các vị Thánh Thần, những người có công lao và làm rạng danh xã. Tiếp đó là hàng loạt những trò vui chơi ca hát được đông đảo từ mọi lứa tuổi già cho tới trẻ đều có thể tham gia: múa rối nước, cờ bỏi, chọi gà, đập nồi niêu (đựng trấu, nước), thi hát quan họ.
5. Hội Đền Từ Hả
Thời gian: Tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn vị tướng Vũ Thành (có công trong cuộc kháng chiến chống quan Tống ở thế kỉ 11).
Nội dung: Trong lễ hỗi đền Từ Hả có lễ diễn xướng để nhắc lại chiến công xưa của tướng Vũ Thành. Phần hội tiếp đó với một loạt các hoạt động như: thi múa sư tử và chồng người, hát xoong hao - điệu tình ca dân tộc Dao, thi đấu vật. Hội đền có tham dự diễn chèo của nhiều phường chèo trong vùng nên còn gọi là hội phường chèo.
6. Hội Đền Hét
Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Bích Du, xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: Nhằm tọn vinh Phạm Ngũ Lão (một danh tướng thời nhà Trần).
Nội dung: Mở đầu của lễ hội là một lễ tế Thần, tiếp đó là trò chơi vật cầu.
7. Hội đền Vua Bà
Thời gian: tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Lạc Thịnh, Huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình.
Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh và ghi nhớ công ơn của Đức Âu Cơ - người đã có công dạy dân ca hát, săn bắt.
Nội dung diễn ra: Mở đầu lễ hội là lễ tế Thần, với lễ vật dâng cúng lên Thần là thịt chim, thịt thú rừng. Hoạt động vui chơi gồm có: múa chèo, mua hạt nạ.
8. Hội Đền Bắc Cung
Lễ hội đền Bắc Cung hay còn gọi là lễ hội đền Thính được tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội nhằm tưởng nhớ Đức thánh Tản Viên, người anh hùng có công khai điền trị thuỷ từ thuở Vua Hùng dựng nước.
Đền Bắc Cung nằm ở xã Tam Hồng huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc. Đền thờ đức thánh Tản Viên (một trong tứ bất tử của tâm thức người Việt Nam). Tương truyền, Thánh Tản Viên tên thật là Nguyễn Tuấn, con một vị trưởng lão họ Nguyễn ở Sơn Tây. Năm 6 tuổi thì cha qua đời, 2 mẹ con đến ở nhờ nhà bà Ma Thị Cao (con thần núi Tản Viên). Một hôm, Nguyễn Tuấn lên núi đốn củi gặp thần Thái Bạch, thấy cậu bé khôi ngô, tuấn tú, thần đã trao cho cây gậy thần và dạy câu thần chú để cứu đời. Sau này chàng có công cứu con Long Vương thoát chết và được Long Vương đền ơn biếu cuốn sách có thể hiểu mọi lẽ huyền vi của trời đất. Biết chàng là người có tài, có hiếu, trước khi qua đời, mẹ nuôi đã trao cho chàng cai quản muôn vật ở núi Tản Viên. Khi Vua Hùng kén rể cho công chúa Mị Nương, Nguyễn Tuấn nhờ có sách quý và gậy thần đã kiếm được sính lễ mang đến trước Thủy Tinh và cưới được Mị Nương. Sau chiến thắng Thủy Tinh và quân Thục, biết chàng là người có tài, Hùng Vương đã trao quyền trị nước cho Nguyễn Tuấn, nhưng chàng từ chối và xin vua cha cho đi du ngoạn khắp nơi giúp dân. Khi đi qua vùng Tam Hồng, thấy cảnh sơn thủy hữu tình, Ngài đã dừng chân, dạy dân trồng lúa, đánh cá, sản xuất nông nghiệp. Ghi nhớ công đức của Ngài, nhân dân Tam Hồng dựng một ngôi đền thờ gọi là đến Thính, xây ở phía Bắc núi Ba Vì và châu thổ sông Hồng nên có tên là đền Bắc Cung (một trong “Tứ cung” thờ Đức thánh Tản Viên). Thần núi Tản Viên hết sức linh ứng, khi nào nhân dân cầu mưa, cầu nắng cho mùa màng đều được ứng nghiệm. Mỗi khi lạnh trời, thánh Tản Viên thường hiện hình ở các khe suối, lại đem theo cây gậy thần cứu chữa bệnh cho người nghèo khổ, đi đến đâu, Ngài cho hiện ra đền đài để nghỉ ngơi. Để ghi nhớ công lao của Tản Viên Sơn Thánh, tại vị trí này nhân dân Tam Hồng dựng một ngôi đền để thờ phụng gọi là đền Bắc Cung.
Lễ hội gồm hai phần: Phần Lễ và Phần Hội
Trong phần lễ: nhân dân Tam Hồng tổ chức rước kiệu từ các đình Phù Lưu, Man Để, Tảo Phú, Lâm Xuyên, Nho Lâm lên đền. Mỗi làng đều có Ban tế gồm: Chủ tế, Đông xướng, Tây xướng, Bồi tế và người hầu chủ tế cùng bộ phận chấp kích. Chủ tế phải là người trên 60 tuổi, phải có con, cháu đầy đủ cả trai, gái. Lễ tế phải có một thủ lợn, mâm xôi và hoa quả do nhân dân các làng làm ra. Chủ tế thay mặt người dân trong làng dâng hương, nước, rượu, lễ vật và đọc văn tế xin Đức thánh Tản Viên cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân no ấm.
Sau phần lễ là phần hội: Hội đền Bắc Cung được tổ chức với rất nhiều hoạt động phong phú như các trò chơi dân gian: chọi gà, đấu vật, đánh cờ người, đu cây, kéo co, bóng chuyền. Các cuộc thi múa hát dân ca, dân vũ của các làng, trống hội. Nhân dân trong vùng và khách thập phương từ mọi miền Tổ quốc về hội đền Bắc Cung rất đông, mỗi năm có trên một triệu lượt khách thập phương đến vãn cảnh, bình an, hạnh phúc. Nhân dân Tam Hồng mỗi khi xuất hành đi xa, hay xây dựng nhà cửa, con cháu học hành đều thành tâm ra lễ đền xin được Thánh phù hộ.
Lễ hội đền Bắc Cung không chỉ là hình thức sinh hoạt văn hóa, tinh thần nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của quốc gia, mà còn là điểm thăm quan, sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân trong và ngoài tỉnh.