Các lễ hội ngày 24 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đền Hoàng Công Chất
Hội Đền Hoàng Công Chất được tổ chức vào ngày 24 tới ngày 25 tháng 2 âm lịch, tại Thôn Nọong Nhai, xã Nọong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Bài viết nên xem
- Các lễ hội ngày 14 tháng 4 Âm Lịch - Hội Làng Thượng Phúc
- Lễ hội ngày 16 tháng 10 âm lịch - Hội Kì Yên Ở Đền Nguyễn Tri Phương
- Các lễ hội ngày 24 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đền Hoàng Công Chất
- Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 16 tháng 8 âm lịch - Hội Nghinh Ông Vũng Tàu
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 13 tháng 5 âm lịch - Hội Đình Vĩnh Ninh
- Các lễ hội ngày 8 tháng 1 Âm Lịch - Hội cướp cầu, Hội Đền Bắc Cung
Hội Đền Hoàng Công Chất
Thời gian: tổ chức từ ngày 24 tới ngày 25 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Nọong Nhai, xã Nọong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Hoàng Công Chất - là thủ lĩnh của 1 cuộc khởi nghĩa nông dân ở giữa thế kỉ 18. Người Mường Thanh (Điện Biên) gọi ông là "Then Chất" với ý tôn kính.
Nội dung: Trong hai ngày lễ hội vừa qua, thành Bản Phủ và đền Hoàng Công Chất đã đón hàng nghìn lượt du khách và nhân dân các bản, làng trong tỉnh. Mở màn lễ hội là phần rước kiệu và dâng hương. Đi đầu là đội múa rồng, lân tạo không khí sôi động. Sau các nghi thức, 40 diễn viên trình diễn màn múa cờ hội theo nhịp trống tưng bừng. Tiếp đến là phần biểu dương sức mạnh đại đoàn kết dân tộc của 60 diễn viên trong trang phục truyền thống, đại diện cho các dân tộc thiểu số tây bắc trình diễn những tiết mục ca, múa nhạc đặc sắc. Độc đáo và lôi cuốn sự chú ý của mọi người là những cô gái Thái với nón, quạt, khăn, ô, kèn, tính tẩu với những bông hoa tươi của núi rừng trên tay trong điệu múa hoa ban và vòng xòe uyển chuyển, đằm thắm, dịu dàng. Nhiều hoạt động văn nghệ, thi đấu thể thao có sự tham gia của đội nghệ thuật quần chúng các xã Na Ư, Pa Thơm, Noọng Hẹt, Thanh Nưa của huyện Điện Biên và các tỉnh bạn Hòa Bình, Sơn La, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình. Sân đền và khuôn viên trong thành nô nức người trảy hội và xem các trò chơi dân gian như hái đào tiên, bắt lợn lấy thưởng, đánh đáo đá, tung còn, chơi cờ phạ, thi bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co nam, nữ. Còn buổi tối là giao lưu văn nghệ có tổ chức xòe và uống rượu cần, thi giọng hát hay dân ca các dân tộc. Chị Quàng Thị Hoa, Đội trưởng văn nghệ Bản Ten, huyện Điện Biên cho biết: "Năm nào chúng tôi cũng đi dự và biểu diễn ở hội nhưng năm nay lễ hội được tổ chức lớn nhất và có nhiều đội văn nghệ các thôn, bản và các tỉnh cùng tham gia, hội tụ đủ các loại hình nghệ thuật dân tộc".