Các lễ hội trong ngày mùng 4 tháng 8 âm lịch - Hội Đình Châm Khê
Hội Đình Châm Khê được tổ chức vào ngày mùng 4 tháng 8 âm lịch hàng năm tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Bài viết nên xem
- Các lễ hội ngày 21 tháng 3 Âm Lịch - Hội Làng Lộng Khê
- Các lễ hội ngày 6 tháng 2 Âm Lịch - Hội Ngọc Xuyên
- Các Lễ hội ngày 13 tháng 11 - Hội Lỗ Khê, Hội Đền Nguyễn Công Trứ
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 5 tháng 6 âm lịch - Hội Đình Phú Xuân
- Lễ hội ngày 13 thang 10 âm lịch - Hội Tế Trâu Ở Đền Bà
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 17 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Cựu Ấp
Hội Đình Châm Khê
Thời gian: tổ chức từ ngày 4 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: Thôn Châm Khê (xưa kia có tên chữ là Bùi Xá, tên nôm là làng Bùi), nay thuộc xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn thánh Tam Giang là Trương Hống và Trương Hát - là những danh tướng của Triệu Quang Phục có công đánh giặc Lương ở thế kỉ 6.
Nội dung: Từ sáng ngày 28 tháng Giêng, các gia đình cùng du khách thập phương lên chùa lễ Phật. Quan họ làng Châm Khê, quan họ bạn làng Hạ Giang, Đào Xá, Yên Mẫn, Đông Yên, Bồ Sơn, quan họ từ các địa phương đến trảy hội và tham gia vào hát thờ Phật ở trong chùa, hát vui ngoài sân chùa, trên bờ đê, hát thuyền dưới ao làng hoặc sông Ngũ Huyện Khê…. Buổi tối, quan họ làng Châm Khê mời quan họ bạn về nhà chứa hát canh.
Sáng ngày 23 tháng Giêng, các liền anh, liền chị quan họ làng Châm Khê tham gia vào một tục lệ truyền thống hát quan họ dưới thuyền mang tính diễn xướng nghi lễ trong phần lễ của ngày hội và lấy nước ở giếng tại đền Mẫu trên doi đất Dương Khê giữa sông Ngũ Huyện Khê về chùa tắm Phật. Khác với diễn xướng mang tính nghi lễ của hát quan họ cầu đảo ở làng Viêm Xá, rước Dương Mai công chúa ở Đông Mơi, rước bà Đống ở Đống Cao- Hoà Đình, diễn xướng quan họ đưa nước từ đền mẫu về tắm Phật ở Châm Khê biểu hiện tính cách riêng. Từ sáng sớm, thuyền Rồng chở hai chum to của nhà chùa đã được rửa sạch sẽ ra bãi doi Dương Khê. Khi thuyền Rồng bắt đầu khởi hành, cũng là lúc từ bờ sông, thuyền nan từng đôi san sát, một thuyền nam quan họ song hành với một thuyền nữ quan họ, từng cặp thuyền quay mặt vào nhau, vừa bơi vừa hát quan họ. Họ hát những bài ca ngợi quê hương, đất nước, cầu khấn trời, Phật phụ hộ độ trì cho dân làng luôn được mạnh khoẻ, nhất nhất bình an, mùa màng bội thu, thóc chất đầy bồ. Thuyền Rồng ra đến giếng đền Mẫu, người ta khênh chum đặt lên bờ giếng. Bấy giờ trai gái quan họ dàn thành hai hàng dọc, múc nước ở giếng rồi chuyền tay nhau đổ vào chum, vừa làm vừa hát quan họ. Thuyền Rồng đã quay về, nước đã được mang lên tắm Phật, nhưng nam nữ quan họ vẫn ngồi trên thuyền nan, len lỏi qua những đám lau lách trên sông mà hát tới khuya. Các liền anh, liền chị Châm Khê từ xưa đã có tiếng hát hay, nhiều câu, nhiều giọng. Hát quan họ ở dưới thuyền như thế còn tiếp tục kéo dài tới hết ngày 27 tháng giêng mới mãn cuộc.
Trải qua nhiều thăng trầm của thời gian, quan họ làng Châm Khê vẫn giữ được nét đẹp văn hóa từ xa xưa.Tự hào về truyền thống của làng, các liền anh, liền chị nơi đây luôn có ý thức giữ gìn và phát huy bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thông vốn có. Các nghệ nhân nhiều thế hệ chính là nòng cốt trong việc giữ gìn và lan toả quan họ của làng, truyền dạy quan họ cho lớp trẻ để quan họ không bị mai một.