Các lễ hội ngày 9 tháng 8 âm lịch - Hội Chọi Trâu Đồ Sơn
Hội Chọi Trâu Đồ Sơn được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng 8 âm lịch tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Bài viết nên xem
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 24 tháng 6 âm lịch - Hội Chùa Ông
- Các Lễ hội ngày 13 tháng 11 - Hội Lỗ Khê, Hội Đền Nguyễn Công Trứ
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 25 tháng 5 âm lịch - Hội Yên lập
- Các lễ hội ngày 13 tháng 1 Âm Lịch - Hội Đền Và
- Các lễ hội ngày 12 tháng 2 Âm Lịch - Hội Nút Voi
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 3 tháng 5 âm lịch - Hội Đền Chiêu Trưng
Hội Chọi Trâu Đồ Sơn
Thời gian: tổ chức vào ngày 9 tháng 8 âm lịch.
Địa điểm: quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Thủy Thần.
Nội dung: Để chuẩn bị người nuôi trâu đã phải lựa chọn rất công phu trong việc tìm và nuôi dưỡng trâu, chăm sóc kĩ lưỡng trong khoảng một năm. Thông thường thì sau Tết Nguyên đán, các sới chọi đều cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu, có khi họ phải lặn lội hàng tháng trời vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, thậm chí lên tận Tuyên Quang, Bắc Kạn... mới tìm được con trâu vừa ý. Trâu phải là những con trâu đực khỏe mạnh, da đồng, lông móc, một khoang bốn khoáy, hàm đen, tóc tráp (lông trên đầu cứng, dày để tránh nắng), có ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu, lưng càng dày, càng phẳng có khả năng chống chịu được đòn của đối phương.... là trâu gan. Háng trâu phải rộng nhưng thu nhỏ về phía hậu càng nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt trâu phải đen, tròng đỏ.
Trường đấu thường là những bãi đất rộng, có nhiều người đứng xung quanh gõ trống và hò hét. Người huấn luyện, phủ cờ đỏ lên đầu trâu, mình trâu để cho trâu quen dần với không khí.
Bắt đầu từ hai phía của sới chọi, "ông trâu" được dẫn ra có người che lọng và múa cờ hai bên. Khi hai "ông trâu" cách nhau 20 m, người dắt nhanh chóng rút "sẹo" cho trâu rồi khẩn trương thoát ra ngoài sới chọi. Hai trâu lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp, hai đôi sừng đập vào nhau kêu chan chát... Cứ thế, hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa tiếng hò reo vang dậy của hàng ngàn khán giả.
Kết thúc lễ hội chọi trâu con thắng làm một cuộc rước giải về đình làm lễ tế thần. Tất cả mọi người dân đều theo, tập tục của từng địa phương, các trâu tham gia chọi, dù thắng, dù thua, đều phải giết thịt. Lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần, sau đó đổ xuống ao để tiễn thần. Mọi người cùng ăn chúc phúc.
Tương truyền rằng, sau khi ăn thịt con trâu thắng cuộc, mọi người đều sẽ gặp được may mắn, đặc biệt là những người dân đi biển.