Sự hình thành của bộ lịch Đông Phương [phần 2]
Sự hình thành của Lịch Đông Phương tính từng tháng theo sự vận hành của mặt trời quanh trái đất và theo sự vận hành của trái đất quanh mặt trời.
Bài viết nên xem
Sự hình thành của bộ lịch Đông Phương [phần 2]
NGUYÊN TẮC ÂM DƯƠNG.
Có những bộ Sao mà 1 Sao Âm, 1 Sao Dương, thì phải có đủ bộ 2 sao mới có ảnh
hưởng. Trừ ra mỗi bộ, chỉ 1 sao đủ gây ảnh hưởng.
· Một sao Dương ở cung Dương mạnh hơn ở cung Âm, một sao Âm ở cung Âm
mạnh hơn là ở cung Dương.
· Giờ sinh Dương hay Âm ấn định là con cả hay con thứ.
· Hàng Can năm vận cùng hành với hàng Can năm sinh, nhưng nếu cùng Âm
Dương hay khắc Âm Dương thì cũng có khác. Cùng Âm Dương thì ảnh hưởng
mạnh hơn và việc thường xảy ra vào tháng cùng Âm Dương.
Âm Dương và Hành của các Cung trên lá số
Lá số có các cung gom lại gọi là Địa Bàn, ở giữa là Thiên Bàn, mỗi cung mang
một tên, có Âm Dương và có hành (hành của hàng Địa Chi mà nó mang tên). Bắt đầu từ
cung Tí đến cung Hợi, theo chiều kim đồng hồ, hay chiều thuận. Chuyển ngược chiều là chiều nghịch.
Ngoài ra, Cung cũng có phương hướng.
- Tí : chính Bắc
- Ngọ: chính Nam.
- Dậu: chính Tây
- Mão: chính Đông.
Đông Tây Nam Bắc đều giống hệt của Tây Phương, còn quy thức Bắc dưới Nam
trên là do con người định, cũng như Kim La Bàn chỉ Bắc của Tây Phương thì Đông
Phương gọi là Kim Chỉ Nam.
Phương hướng ứng đúng với hành theo Dịch Lý phía Nam là xích đạo, nóng, nên
là Hoả, phía Bắc là băng giá nên là Thuỷ, phía Đông là cây cối, rừng, đồng ruộng, nên là
Mộc; phía Tây là đại lục, nhiều mỏ kim khí, nên là Kim.
Thổ là trung phương ở 4 cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Mọi hành đều trở về Thổ, từ
ý niệm này mà có các bộ tam hợp.
CÁC TAM HỢP
Đây là nguyên tắc rất quan trọng dùng trong giải đoán. Các cung trên lá số gom
thành 4 bộ 3 cung, mỗi cung cách cung kia 3 cung, như hình trên ghi với tam giác chỉ
dẫn. Các tam giác đó là:
· Dần Ngọ Tuất
· Tỵ Dậu Sửu
.Thân Tí Thìn
· Hợi Mão Mùi
Chú ý:
· Mỗi cung thuộc vào một bộ tam hợp. Thí dụ: cung Tuất thuộc tam hợp Dần Ngọ
Tuất.
· Khi đọc tam hợp lên, phải theo đúng thứ tự như đã ghi tức là đọc Dần trước rồi
đến Ngọ rồi đến Tuất. Đó là theo lẽ Dịch, mỗi bộ tam hợp gồm những cung hợp
nhau, sinh nhau;
· Dần Ngọ Tuất: Mộc (Dần) sinh Hoả (Ngọ); Hoả (Ngọ) sinh Thổ (Tuất).
· Tỵ Dậu Sửu : Hoả (Tỵ) bao gồm Thổ sinh cho Kim (Dậu), Kim (Dậu) trở về Thổ
(Sửu).
· Thân Tí Thìn: Kim (Thân) sinh cho Thuỷ (Tí ), Thuỷ (Tí ) trở về Thổ.
· Hợi Mão Mùi: Thuỷ (Hợi) sinh cho Mộc (Mão), Mộc (Mão) sinh Hoả trở về Thổ
(Mùi) (Mộc sinh Hoả, Hoả sinhThổ).
Trong mỗi tam hợp, có chữ đầu, chữ giữa và chữ cuối. Chữ đầu sinh ra cung giữa,
cung giữa là cung chính (chính Hành và chính Phương), cung dưới bao giờ cũng là cung
Thổ, còn gọi là cung Mộ, vì mọi hành đều trở về Thổ.
Vậy Cung Dần Thân Tỵ Hợi là Tứ Sinh.
Cung Tí Ngọ Mão Dậu là Tứ Chính
Cung Thìn Tuất Sửu Mùi là Tứ Mộ.
Chú ý quan trọng:
Mỗi tam hợp có một hành, đó là hành của cung trong tứ chính. Như vậy:
- Dần Ngọ Tuất hành Hoả.
- Tỵ Dậu Sửu: hành Kim.
- Thân Tí Thìn: hành Thuỷ.
- Hợi Mão Mùi: hành Mộc
Trong phép giải đoán, khi xét một cung, phải xét cả 2 cung kia trong tam hợp (gọi là
cung tam hợp chiếu) coi cả 3 cung như nhau. Như Mạng đóng ở cung Tuất, thì phải xét
cả 2 cung Dần và Ngọ cũng quan trọng như Tuất.
CUNG NHỊ HỢP
Cung nhị hợp là 2 cung đối nhau qua trục dọc và chỉ có sinh cho nhau, sinh nhập
hay sinh xuất.
Các cung nhị hợp với nhau là:
- Sửu và Tí
- Dần và Hợi
- Mão và Tuất.
- Thìn và Dậu.
- Tỵ và Thân
- Ngọ và Mùi
Nói là nhị hợp thì chẳng thể vì vị trí đối xứng, cũng không phải vì hành cung này sinh
cho hành cung kia (vì Thổ Sửu và Thuỷ Tí , Mộc Mão và Thổ Tuất chỉ có khắc chứ
không có sinh).
không có hành Thổ, vì Thổ nằm trong cả 4 tam hợp. Điều này ứng dụng với nhiều trường hợp trong Tử vi, như
trường hợp Hành của Thiên Mã, trường hợp an vòng tràng sinh, Thổ đứng chung với Thuỷ chứ không hiện diện
riêng.
Sách VĐ/TTL còn gọi là Lục Hợp
Nhưng trở về các tam hợp là thấy ngay. Như Sửu và Tí nhị hợp. Sửu thuộc tam
hợp Tỵ Dậu Sửu, hành Kim, Tí thuộc tam hợp Thân Tí Thìn, hành Thuỷ. Sửu nhị hợp với
Tí vì tam hợp Kim sinh tam hợp Thuỷ.
Điểm hết các cung nhị hợp, ta thấy:
Sửu và Tí : Tam hợp Kim (Tỵ Dậu Sửu) sinh tam hợp Thuỷ (Thân Tí Thìn).
Dần và Hợi: Tam hợp Mộc (Hợi Mão Mùi) sinh tam hợp Hoả (Dần Ngọ Tuất).
Mão và Tuất: Tam hợp Mộc (Hợi Mão Mùi) sinh tam hợp Hoả (Dần Ngọ Tuất).
Thìn và Dậu: Tam hợp Kim (Tỵ Dậu Sửu) sinh tam hợp Thuỷ (Thân Tí Thìn).
Tỵ và Thân: Tam hợp Kim (Tỵ Dậu Sửu) sinh tam hợp Thuỷ (Thân Tí Thìn).
Ngọ và Mùi: Tam hợp Mộc (Hợi Mão Mùi) sinh tam hợp Hoả (Dần Ngọ Tuất).
Nhưng ta phải chú trọng chiều sinh:
- Tam hợp Sửu sinh tam hợp Tí .
- Tam hợp Hợi sinh tam hợp Dần.
- Tam hợp Mão sinh tam hợp Tuất.
- Tam hợp Dậu sinh tam hợp Thìn.
- Tam hợp Tỵ sinh tam hợp Thân.
- Tam hợp Mùi sinh tam hợp Ngọ
Điều đó cho phép ta hoàn thiện hình vẽ bằng chiều mũi tên (hướng sinh).
- Sửu sinh Tí (Sửu hợp Tí ).
- Hợi sinh Dần (Hợi hợp Dần).
- Mão sinh Tuất ( Mão hợp Tuất).
Dậu sinh Thìn ( Dậu hợp Thìn).
- Tỵ sinh Thân ( Tỵ hợp Thân).
- Mùi sinh Ngọ ( Mùi hợp Ngọ).
Vậy nhị hợp chỉ có một chiều; chiều ngược lại không đúng. Thí dụ: Sửu nhị hợp
cho Tí , nhưng Tí không nhị hợp cho Sửu. Ta nhận xét thêm là trong một cặp nhị hợp,
chiều nhị hợp do từ cung Âm sang Dương, vậy là cung Âm sinh xuất, cung Dương được
sinh nhập.
Trong phép giải đoán, cung nào bị sinh xuất thì không kể nhị hợp. Cung nào được
sinh nhập mới được kể đến nhị hợp. Thí dụ: Mạng Tuất, Tuất được Mão sinh nhập. Vậy
ta xem cả sao ở Mão.
CUNG XUNG CHIẾU: ( hay chính chiếu)
Cung Xung Chiếu là cung từ phía đối diện chiếu sang (đối xứng qua tâm của
Thiên Bàn). Các cặp xung chiếu là:
Tí - Ngọ
Sửu - Mùi
Dần - Thân
Mão - Dậu
Thìn - Tuất
Tỵ - Hợi
Có chiếu là có kể. Nhưng tại sao gọi là Xung Chiếu? Đó là hành cung này khắc
hành cung kia chăng? Không phải, vì Thìn và Tuất, Sửu và Mùi cùng là Thổ thì đâu có
khắc nhau.
Vậy xung nhau là vì tam hợp cung này khác tam hợp cung kia. Như tam hợp Thìn
(Thân Tí Thìn) là Thuỷ khắc tam hợp Tuất (Dần Ngọ Tuất) là Hoả. Ta có:
Tí - Ngọ: Tam hợp Tí (Thuỷ), khắc tam hợp Ngọ (Hoả).
Sửu-Mùi: Tam hợp Sửu (Kim) khắc tam hợp Mùi (Mộc).
Dần-Thân: Tam hợp Thân (Thuỷ) khắc tam hợp Dần (Hoả).
Mão-Dậu: Tam hợp Dậu (Kim) khắc tam hợp Mão (Mộc)
Thìn-Tuất: Tam hợp Thìn (Thuỷ) khắc tam hợp Tuất (Hoả).
Tỵ-Hợi: Tam hợp Tỵ (Kim) khắc tam hợp Hợi (Mộc).
Xin ghi thêm về các cặp xung chiếu:
Tí -Ngọ: Tí khắc xuất, Ngọ bị khắc nhập (Tí khắc Ngọ).
Sửu-Mùi: Sửu khắc xuất, Mùi bị khắc nhập (Sửu khắc Mùi).
Dần-Thân: Thân khắc xuất, Dần bị khắc nhập (Thân khắc Dần).
Mão- Dậu: Dậu khắc xuất, Mão khắc nhập ( Dậu khắc Mão).
Thìn-Tuất: Thìn khắc xuất, Tuất bị khắc nhập (Thìn khắc Tuất).
Tỵ- Hợi: Tỵ khắc xuất, Hợi bị khắc nhập (Tỵ khắc Hợi) (7).
Trong phép giải đoán, khi xem 1 cung, phải xem cả cung chính chiếu. Nếu cung
chính khắc xuất cung chính chiếu, thì nó đoạt các sao tốt, thế tốt của cung chính chiếu.
Nếu cung chính chiếu bị khắc nhập thì nó gán cho những sao xấu, thế xấu của cung chính
chiếu (đó là ý nghĩa của sự xung chiếu).
Xem một cung cộng thêm những cung nào?
Vậy tổng kết, xét một cung, phải cộng thêm các sao ở 2 cung trong tam hợp, các
sao ở cung nhị hợp (nếu được nhị hợp sinh nhập), vì có sao tốt ở cung xung chiếu (nếu
khắc xuất cung xung chiếu) hoặc các sao xấu (nếu bị khắc nhập bởi cung xung chiếu).
Hết (theo tử vi giảng minh)