Sự hình thành của bộ lịch Đông Phương [phần 1]

Thảo luận tử vi 21/07/2015 723 lượt xem

Lịch Đông Phương tính từng tháng theo sự vận hành của mặt trời quanh trái đất và theo sự vận hành của trái đất quanh mặt trời.

Sự hình thành của bộ lịch Đông Phương [phần 1]

Lịch Tây Phương theo vận hành của trái đất quanh mặt trời gồm 365 ngày 1/4, là 1

năm.

 Lịch Đông Phương tính từng tháng theo sự vận hành của mặt trời quanh trái đất và

theo sự vận hành của trái đất quanh mặt trời.

Tuy rằng khác nhau, nhưng hai thứ lịch đều ấn định khí tiết, mùa màng, và lịch

nào cũng thích ứng cho đúng năm Mặt Trời. Như lịch Tây Phương thêm tháng 2 nhuận,

từ 28 ngày tăng lên 29 ngày. Còn lịch Đông Phương thì đặt ra:

Tháng thiếu 29 ngày, tháng đủ 30 ngày.

Cứ 2 năm thêm một tháng nhuận; hoặc có 3 tháng đủ liền nhau.

Lịch Đông Phương ấn định sẵn từ trước, trong thời gian dài cả trăm năm, có đủ

khí tiết trong năm, theo vận hành của trái đất quanh mặt trời. Các năm tháng ngày và giờ

đều theo lịch lý mà có Âm hay Dương, có hành (Kim, Mộc, Hoả, Thuỷ, Thổ), nghĩa là có

nhiều ý nghĩa, và mang những tên bằng 10 Can và 12 Chi.

 Mười chữ hàng Can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

 Mười hai chữ hàng Chi là: Tí , Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu,

Tuất, Hợi.

Theo thứ tự, lấy chữ đầu hàng Can ghép với chữ đầu hàng Chi ta có năm Giáp Tí .

Rồi cứ lần lượt ghép đến chữ thứ hai hàng Can và chữ thứ hai hàng Chi, là Giáp Tuất. Và

cứ thế mà ghép, ta được tên của 60 năm. Sáu mươi năm là một thế kỷ của Đông Phương.

Năm thứ 61 trở lại với tên Giáp Tí và một kỷ mới lại bắt đầu.

Xin ghi các tên của năm như sau.

Xin chú ý giòng Can và giòng Chi cứ theo đúng thứ tự mà nối cho đến lúc trở lại Giáp Tí .

Giáp TýGiáp tuấtGiáp thânGiáp NgọGiáp ThìnGiáp Dần 
Ất sửuẤt hợiẤt dậuẤt Mùi Ất Tỵ Ất Mão
Bính dầnBính týBính tuấtBính Thân Bính NgọBính Thìn
Đinh mãoĐinh sửuĐinh hợiĐinh Dậu Đinh Mùi  Đinh Tỵ 
Mậu thìnMậu dầnMậu týMậu Tuất Mậu ThânMậu Ngọ
Kỉ tỵkỷ mãoKỷ sửuKỷ Hợi Kỷ Dậu Kỷ Mùi 
Canh ngọCanh thìnCanh dầnCanh TíCanh Tuất  Canh Thân 
Tân mùiTân tỵTân mãoTân SửuTân Hợi Tân Dậu
Nhậm thânNhâm ngọNhâm thìnNhâm Dần Nhâm TíNhâm Tuất
Qúy dậuQúy mùiQúy tỵQuý Mão Quý SửuQuý Hợi 

Đến Quý Hợi, ta có Quý là chữ cuối hàng Can và Hợi là chữ cuối hàng Chi, thì sau

Quý Hợi lại trở lại những chữ đầu của hai hàng, là Giáp Tí . Và năm nào cũng vậy, cứ

cộng thêm 60 năm, lại trở lại đúng caí tên cũ. Như sinh năm Kỷ Mùi, thì đúng 60 năm

sau, lại là Kỷ Mùi.

Âm Dương và Can Chi của năm

Các năm chia ra:

Can Dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm

Can Âm: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý .

Các Chi chia ra:

Chi Dương: Tí , Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.

Chi Âm: Sửu, Mão, Tỵ. Mùi, Dậu, Hợi.

 Với cách kết hợp nói trên, một chữ Can Dương chỉ có thể kết hợp với một Chi

Dương, một Can Âm chỉ có thể kết hợp vói Chi Âm. Can Dương và Chi Dương hợp

thành một năm Dương, Can Âm và Chi Âm hợp thành một năm Âm. Trong một thế kỷ

60 năm có 30 năm Dương và 30 năm Âm. Do sắp mà theo năm năm sinh, ta có người

Dương Nam, Dương Nữ (Nữ sinh năm Dương), hay Âm Nam, Âm Nữ (Nữ sinh năm

Âm).

Âm Dương và Can Chi của tháng, ngày, giờ:

Tháng cũng có tên, Tháng Giêng là tháng Dần rồi cứ kế tiếp kể ra: 

Tháng 9 

Tháng giêng Là tháng dần
Tháng 2 Mão
Tháng 3 Thìn
Tháng 4 Tị
Tháng 5 Ngọ
Tháng 6 Mùi
Tháng 7 Thân
Tháng 8 Dậu
Tháng 9 Tuất
Tháng 11 Hợi
Tháng 12 Sửu

Hàng Can của tháng thay đổi tuỳ theo hàng Can của năm và theo công thức sau ấn

định cho tháng Dần (tháng Giêng) 

Can của năm: Can của tháng Giêng
Giáp , Kỷ Bính
Ất, Canh Mậu
Bính, TânCanh
Đinh, NhâmNhâm
Mậu, QuýGiáp

Can của các tháng khác cứ theo tháng Dần mà viết lần lượt. Như năm Kỷ Mùi,

hàng Can tháng Giêng là Bính, thì tháng Giêng là Bính Dần, tháng 2 là Đinh Mão, tháng

3 là Mậu Thìn, v.v... cho đến tháng Dậu là Quý Dậu, tháng Tuất là Giáp Tuất, tháng Hợi

là Ất Hợi, tháng Tí là Bính Tí , tháng Sửu là Đinh Sửu.

Ngày cũng có tên, được ấn định bằng Can và Chi. Sách Vạn Niên Lịch (2) ấn định

sẵn tên của mỗi ngày,

Giờ cũng mang Can và Chi 

Giờ Tí là 11 giờ đến 1 giờ đêm, tính vào ngày hôm sau.

 Giờ Sửu là 1 giờ đến 3 giờ đêm...

 Cứ thế tính tiếp diễn đến giờ Ngọ là 11 giờ trưa đến 1 giờ

 Giờ Hợi là 9 giờ đến 11 giờ đêm là hết ngày. 

Hàng Can của ngày được tính theo công thức:

Can của ngày Can của giờ
Giáp, KỷGiáp
Ất Canh Bính
Bính TânMậu
Mậu Quý Nhâm

Thí dụ: Ngày Bính Tí, giờ Tí là giờ Mậu Tí rồi lần lượt:

 Giờ Sửu  Kỷ Sửu
Giờ DầnCanh Dần
Giờ MãoTân Mão
Giờ ThìnNhâm Thìn
Giờ TỵQuý Tỵ
Giờ NgọGiáp Ngọ
Giờ MùiẤt Mùi
Giờ ThânBính Thân
Giờ DậuĐinh Dậu
Giờ TuấtMậu Tuất
Giờ HợiKỷ Hợi

 

Chú ý: Hàng Can của năm, tháng, ngày, giờ rất quan trọng trong việc giải đoán,

vì nó chủ về Mệnh Trời. (yếu tố Thiên Mệnh trong mạng vận).

Đem hành hàng Can của năm tuổi (tức năm sinh so với hàng Can của năm vận là

năm được yếu tố tốt, xấu của năm vận. Lại so sánh hành hàng Can với hành hàng Chi của

năm sinh là biết được một nét chính tốt xấu của cuộc đời.  

Hành hàng Can và hành hàng Chi.  

Hành của hàng Can như sau: 

GiápDương Mộc
ẤtÂm Mộc
BínhDương Hoả
ĐinhÂm Hoả
MậuDương Thổ
Kỉ Âm Thổ
Canh Dương Kim
Tân Âm Kim
Nhâm Dương Thuỷ
Qúy Âm Thuỷ

Hành của Chi như sau:

 TýDương Thuỷ
Sửu Âm Thổ
Dần Dương Thổ
Mão Âm Mộc
Thìn Dương Thổ
Tỵ Âm Hoả
Ngọ Dương Hoả
Mùi Âm Thổ
Thân Dương Kim
Dậu Âm Kim
Tuất Dương Thổ
Hợi Âm Thuỷ

NGŨ HÀNH SINH KHẮC:

Tương sinh:

- Kim sinh Thuỷ

- Thuỷ sinh Mộc

- Mộc sinh Hoả

- Hoả sinh Thổ

- Thổ sinh Kim

· Kim sinh Thuỷ, vì nấu thì chảy thành nước lỏng

· Thuỷ sinh Mộc, vì nước nuôi cây tươi tốt.

· Mộc sinh Hoả, vì cây cháy thành lửa

· Hoả sinh Thổ, vì lửa đốt mọi vật thành đất.

 

· Thổ sinh Kim, vì trong đất có sinh quặng kim khí

Tương khắc:

- Kim khắc Mộc

- Mộc khắc Thổ

- Thổ khắc Thuỷ

- Thuỷ khắc Hoả

- Hỏa khắc Kim

· Kim khắc Mộc, vì đao kiếm kim khí chém được gỗ.

· Mộc khắc Thổ, vì cây che đất,hút chất thổ của đất.

· Thổ khắc Thuỷ, vì đất hút nước và ngăn chặn nước.

· Thuỷ khắc Hoả, vì nước dập tắt lửa.

· Hoả khắc Kim, vì lửa thiêu huỷ kim khí.

Ngũ hành sinh  khắc và nguyên tắc Âm Dương đều thiết yếu trong việc giải đoán,

nên cần phải nhớ! 

Hành của năm

Tên một năm có Can và Chi; cả Can và Chi gom lại gọi là Nạp Âm của năm.

Thí dụ: Năm Bính Tí , Can là Bính, Chi là Tí , Nạp Âm là Bính Tí .

Ngoài hành của Can và của Chi, Nạp Âm cũng có hành. Hành của Nạp Âm năm

sinh là hành mạng.

Nhưng hành Kim, Mộc, Thuỷ , Hoả, Thổ là đơn thuần cho nên người ta thêm ý

nghĩa cho mỗi hành. Thí dụ: Thuỷ thì có Thuỷ đầu suối, Thuỷ trời mưa, Thuỷ sông lớn,

Thuỷ biển cả v.v....Chúng tôi thấy sự tách bạch đó không cần thiết trong việc giải đoán,

nên không ghi vào đây. 

Xem tiếp phần 2 tại đây