Tứ Tượng
Tứ Tượng là bốn đặc trưng chỉ âm dương tiêu trưởng trong Kinh Dịch, Tức là Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm và Thiếu Âm.
Bài viết nên xem
Tứ Tượng là bốn đặc trưng chỉ âm dương tiêu trưởng trong Kinh Dịch, Tức là Thái Dương, Thiếu Dương, Thái Âm và Thiếu Âm. Trong dương trạch phong thủy, nghĩa là mở rộng của Tứ Tượng chỉ tứ phương, tức đông, tây, nam, bắc.
Tứ Tượng Tề Đoàn: là chỉ dương trạch có đầy đủ: tả thanh long, Hữu bạch hổ, tiền Thu Tước, hậu Huyền Vũ.
Tứ tượng là bốn thánh thú trong các chòm sao Trung Hoa cổ đại:
Thanh Long thuộc phương Đông
Bạch Hổ thuộc phương Tây
Chu Tước thuộc phương Nam
Huyền Vũ thuộc phương Bắc
Mỗi thánh thú cai quản một phương và tượng trưng cho một mùa, chúng có những đặc điểm và nguồn gốc riêng. Chúng được miêu tả đầy sinh động trong thần thoại và trí tưởng tượng của người Trung Hoa, và cả trong Manga và Anime của Nhật.
Tứ tượng được đặt cho những cái tên loài người tương ứng khi Đạo giáo trở nên phổ biến. Thanh Long có tên là Mạnh Chương (孟章), Chu Tước là Lăng Quang (陵光), Bạch Hổ là Giám Binh (監兵), và Huyền Vũ là Chấp Minh (執明).