Các lễ hội ngày 5 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đền Vua Bà
Hội Đền Rầm và Hội Đền Vua Bà được tổ chức vào ngày mùng 5 tháng 2 âm lịch. Các lễ hội trong tháng 2
Bài viết nên xem
- Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 12 tháng 10 âm lịch - Hội Tứ liên
- Các lễ hội ngày 3 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đền Hai Bà Trưng
- Các lễ hội ngày 6 tháng 1 Âm Lịch - Hội Cổ Loa, Hội Gióng
- Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 13 tháng 9 âm lịch - Hội Chùa Keo
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 5 tháng 5 âm lịch -
- Các lễ hội ngày 23 tháng chạp - Cúng Ông Táo và Hội Thái Dương
1. Hội Đền Rầm
Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 5 tới ngày mùng 7 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: thôn Sâm Dương, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn thủy cung Thánh Mẫu (tức Mẫu thoải - vị thần của dân gian Việt Nam chịu trách nhiệm cai quản vùng sông nước).
Nội dung: Lễ hội đền Rầm có lễ rước, và các trò múa rồng, múa sư tử, kéo chữ, cờ người, hát quan họ, chọi gà.
2. Hội Đền Vua Bà (Hội Thủy Tổ Quan Họ):
Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 5 tới ngày mùng 7 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: làng Viêm Xá, xã Hoàng Long, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn đức vua bà - Thủy tổ Quan họ.
Nội dung: Hội đền vua Bà cũng là hội quan họ duy nhất trong vùng quan họ. Mọi hoạt động lễ hội đều liên quan trực tiếp tới quan họ. Ngày hội chính là ngày mùng 6, nhưng từ chiều hôm mùng 5, dân làng đã tổ chức mở lễ đền và lễ dâng hương, lễ cầu mưa rửa đền. Lễ tế thần vào sáng ngày mùng 6 bao giờ cũng có hát quan họ ca ngợi công chúa Đức Vua Bà, cầu Đức vua Bà cho mưa thuận gió hòa để mùa màng được bội thu. Hát thờ ở hội đền Vua Bà chỉ được sử dụng giọng la rằng (làng Viêm Xá gọi là giọng A rằng).
Về sau dân làng còn dựng và diễn sự tích Vua Bà ở ngoài trời, không diễn ở trong đền. Trong diễn tích có cả những câu thuộc hệ thống giọng lẻ, giọng vặt mang nội dung giao duyên nam nữ.