Những lễ hội tổ chức vào ngày 12 tháng 1 âm lịch - Hội Làng Quậy
Những lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng 1 âm lịch: Hội Làng Quậy,Hội Làng Hạ Hương,Hội Làng Sĩ,hội lim,Hội Bà Chiêm Sơn
Bài viết nên xem
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Cựu Ấp
- Các lễ hội ngày 9 tháng 11 Âm Lịch - Hội Hạ Thái
- Lễ hội ngày 16 tháng 10 âm lịch - Hội Kì Yên Ở Đền Nguyễn Tri Phương
- Các lễ hội ngày 5 tháng 2 Âm Lịch - Hội Đền Vua Bà
- Các lễ hội trong ngày 20 tháng 7 âm lịch - Hội Bơi Làng Võng La
- Các lễ hội ngày 11 tháng 12 Âm Lịch - Hội Đánh Cá Thờ Làng Kẻ Giáp
Những lễ hội tổ chức vào ngày 12 tháng 1 âm lịch
1. Hội Làng Quậy
Thời gian: được tổ chức vào ngày 12 thang 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Mở đầu là phần tế lễ Thánh Thần, tiếp theo là các hoạt động vui chơi thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia: Hát giao duyên, bịt mắt bắt dê, bơi ao bắt vịt, chọi gà, đấu cờ người.
2. Hội Làng Hạ Hương
Thời gian: tổ chức từ ngày 12 tới ngày 15 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Vũ Dực Công, Vũ Minh Công (là những thầy thuốc thời Hùng Vương).
Nội dung: sau phần lễ tế thần là lễ rước, và phần hội là trò đấu vật.
3. Hội Làng Sĩ
Thời gian: tổ chức từ ngày 12 tới ngày 15 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: làng Đa Sĩ, xã Kiến Hưng, Thành Phố Hà Đông nay thuộc thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Thành Hoàng Làng Hoàng Đôn Hòa (Lương Y Đại Vương) và vợ là công chúa Phương Dung (trồng cây thuốc ở thế kỉ 18, nổi tiếng với 207 phương thuốc).
Nội dung: Mở đầu lễ hội là hoạt động tế lễ, dâng hương, rước kiệu, múa rồng và tiếp đó là các hoạt động vui chơi khác như: đánh đu, chọi gà, vật, hát chèo, ca trù.
4. Hội Lim
Thời gian: tổ chức vào ngày 12 tới ngày 14 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: Thị Trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Nội dung: ngày khai hội là ngày 12, nhưng phần lễ lại diễn ra vào sáng ngày 13 (ngày hội chính) với lễ rước. Đoàn rước đông đảo người dân tham gia trong bộ lễ phục sặc sỡ sắc màu và cũng vô cùng cầu kì. Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và các tập tục, trò chơi dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu.
Phần hội có nhiều trò chơi dân gian như: đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, dệt cửi thi làm cỗ và đón bạn. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội. Từ hát mời trầu, hát gọi đò cho tới hát sáo sang sông, con nhện giăng mùng. Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du thuyền hát quan họ. đây là phần hội hay nhất, tinh túy nhất của Hội Lim.
5. Hội Bà Chiêm Sơn
Thời gian: tổ chức vào ngày 12 tháng 1 âm lịch.
Địa điểm: xã Duy Sơn, Huyện Duy Xuyên, Tỉnh Quảng Nam.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Bà Chiêm Sơn.
Nội dung: Lễ tế bà được tổ chức vào ngày 12 tháng 1 âm lịch ở tại Dinh Bà. Lễ rước kiệu bà là phần lễ chính, nhằm tái hiện dáng vẻ thiêng liêng, huyền thoại theo truyền thuyết xưa.
Buổi sáng, đoàn rước kiệu bắt đầu hởi hành từ nỗng đất Thắm về tới Dinh Bà, dẫn đầu là đoàn múa lân sư đi trước mở đường cho đoàn rước kiệu. Tiếp theo là hai hàng cờ thần (cờ hội) rực rỡ màu sắc tượng trưng cho uy lực của thần phường bát âm với 8 loại nhạc cụ khác nhau: đàn, trống, kèn, phách, chõa, chiêng, mõ, sáo. Kết thúc phần lễ tế là phần giáo tuồng - hát bội dâng Bà. Du khách không chỉ được thưởng thức nghệ thuật hát bội mà còn có thể bói tuồng đầu năm.
Phần hội cũng được tổ chức với nhiều hình thức phong phú và đa dạng phù hợp với nhiều lứa tuổi được mọi người tham gia và hưởng ứng với các trò chơi như kéo co, đẩy gậy, đua thuyền, ăn xôi tháng 10, hô hát bài chòi, hát bộ, thả hoa đăng...