Các lễ hội ngày 25 tháng 12 Âm Lịch - Hội Làng An Xá tỉnh Hưng Yên
Hội lễ Tứ Kiệt tại thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 âm lịch nhằm suy tôn bốn vị anh hùng của làng
Bài viết nên xem
- Các lễ hội ngày 15 tháng 4 Âm Lịch - Hội Chợ Bản
- Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 4 tháng 6 âm lịch - Hội Nam Trì
- Lễ hội tiêu biểu trong ngày 20 tháng 8 âm - Hội Đền Ghềnh
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 10 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Cựu Ấp
- Lễ hội trong ngày 14 tháng 9 âm lịch - Hội Đền Dinh Thầy
- Lễ hội tiêu biểu trong ngày 3 tháng 6 âm lịch - Hội Đền Khả Lâm
Lễ Giỗ Tứ Kiệt
Thời gian: tổ chức vào ngày 25 tháng 12 âm lịch.
Địa điểm: thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn 4 vị anh hùng: Nguyễn Thanh Long, Trần Công Thận, Trương Văn Rộng, Ngô Tấn Đước bị giặc pháp xử chém ngày.
Nội dung: Lễ giỗ được tổ chức tại lăng Tứ Kiệt. Các năm chẵn, lễ giỗ được tổ chức quy mô, có cách ban ngành trong tỉnh tham gia.
Đọc thêm:
Lễ giỗ 4 vị anh hùng: Nguyễn Thanh Long, Trần Công Thận, Trương Văn Rộng, Ngô Tấn Ðước, bị giặc Pháp xử chém ngày 14/2/1871, nhằm ngày 25 tháng chạp năm Canh Ngọ. Lễ giỗ được tổ chức tại Lăng Tứ Kiệt (thị trấn Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang). Các năm chẵn, lễ giỗ được tổ chức qui mô, có các ban ngành trong tỉnh tham gia.
Tứ Kiệt” hay “Bốn Ông” là cách gọi tôn kính của nhân dân theo cách sắp xếp thứ tự trong quân thứ đối với 4 vị anh hùng lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp ở vùng Cái Bè, Cai Lậy. Đó là các ông Long, ông Thận, ông Rộng, và ông Đước.
“Tứ Kiệt” hay “Bốn Ông” là cách gọi tôn kính của nhân dân theo cách sắp xếp thứ tự trong quân thứ đối với 4 vị anh hùng lãnh đạo nghĩa quân chống Pháp ở vùng Cái Bè, Cai Lậy. Đó là các ông Long, ông Thận, ông Rộng, và ông Đước.
Ông Long tên họ là Nguyễn Thanh Long, hay còn gọi là ông Năm Long sinh năm Canh thìn (1820), tại nơi mà nay gọi là xóm Cầu Ván, ấp Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn, huyện Cai Lậy. Khi Nguyễn Thanh Long ly khai gia đình đi kháng chiến, người chị cả của ông là bà Hai An bị tên Việt gian Trần Bá Lộc bắt giam nhục hình, đòn roi đến thúi cả hậu môn. Em kế là ông Sáu Quang cũng bị chúng bắt tra khảo rất dã man, rồi đày đi Côn Đảo!
Ông Năm Long kết hôn với bà Phạm Thị Lài, sinh được hai gái là Nguyễn Thị Ngọc và Nguyễn Thị Sửu. Trong thời gian bôn ba chiến trận, ông có thêm một bà vợ thứ ở Vĩnh Long, sinh được một trai. Ông thọ 52 tuổi.
Nhân vật số 2 là ông Trần Quang Thận, tự là Phượng, nguyên quán tại xóm Đập, ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Trang (nay là Nhị Mỹ, Cai Lậy). Ông có 8 người con là Trần Thị Nhặt, Trần Công Tú, Trần Quang Thanh, Trần Văn Sanh, Trần Quang Nhi, Trần Thị Lang và 2 người nữa không rõ tên. Hậu duệ của ông hiện nay đã đến đời thứ 7, nhưng đều đi tứ tán nên không tìm biết được năm sinh của ông. Tuy nhiên người ta ước đoán rằng, tuổi ông và ông Long tương đương nhau, lúc hy sinh thì người con thứ tư là Trần Quang Thanh đã làm đến chức Quản đạo.
Có thể khi bị bắt, ông dũng cảm khai nhận hết trách nhiệm về phần mình, nên người Pháp đã nhầm lẫn ông là người cầm đầu, gọi là Ngươn soái.
Hai nhân vật cuối, người ta chỉ biết được tên họ là Trương Văn Rộng, người xã Tân Hiệp, Bến Tranh (nay là Tân Hội Đông, huyện Châu Thành), và Ngô Tấn Đước, gốc gác ở Tân Hội, huyện Cai Lậy.
Đặc biệt, Tứ Kiệt đều to lớn khác thường, nước da màu đồng đen. Truyền rằng cả bốn ông đều võ nghệ cao cường, tướng pháp lanh lẹ, râu rậm, tóc dài chấm gót. Các cố lão ở địa phương kể lại, Tứ Kiệt đều có biệt tài chạy rất nhanh và nhảy cũng rất cao. Có lần gặp bất trắc, để thoát thân, một trong bốn ông đã cặp thêm bên nách một cháu nhỏ khoảng 10 tuổi, chạy vun vút như tên, tóc xổ ra phất phới như lá cờ.
Cả bốn ông đều là lính đồn điền, thuộc cấp của Thiên hộ Võ Duy Dương và Phó tướng Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. Khi lực lượng nghĩa quân của Thiên hộ Dương tan rã, các ông Long, Thận, Rộng, Đước tiếp tục đứng ra lãnh đạo nghĩa quân, chọn vùng Cái Bè, Cai Lậy làm địa bàn hoạt động.
Tuy nghĩa binh của Tứ Kiệt chỉ được trang bị ban đầu toàn vũ khí thô sơ, chủ yếu là giáo mác, gậy gộc, nhưng nhờ biết áp dụng chiến thuật dân gian, biết vận dụng nhiều “mưu thần chước quỷ” để nâng lên thành chiến thuật, kỹ thuật trong chiến đấu theo kiểu “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, nghĩa là về mục tiêu, nguyên tắc thì bất di bất dịch, còn hình thức, biện pháp thì căn cứ vào tình hình thực tế để xử lý kịp thời các vấn đề đặt ra một cách linh hoạt, mềm dẻo như:
Lấy ít đánh nhiều, gây thương vong tại chỗ, hoặc nếu không may bị vây, ví thì biết sáng tạo nhiều hình thức “gói quân”, đồng thời thiết đặt chướng ngại theo kiểu “ma ma phần phật”, nhằm gây cản trở, hoặc làm giặc phải nghi sợ, tiêu diệt sinh lực địch, hoặc nhẹ lắm cũng làm tiêu mòn dần sức hung hăng mỗi khi chúng triển khai đội hình, ruồng bố.
Các chiến thuật như làm hầm chông, gài ổ ong ở những nơi chúng hành quân, quen thói lục lạo, hôi của; cưa gần đứt hẳn các chân cầu bắc ngang kinh rạch đã có phục kích hoặc cắm sẵn chông nhọn bên dưới rồi giật sập cầu lúc chúng qua; bày kế cho các gia đình nghĩa binh giả vờ tử tế, tạo điều kiện cho giặc vào ăn, ngủ rồi tùy cơ tiêu diệt, thậm chí nửa đêm tự đốt nhà sau khi đã khóa cột chặt cứng các cửa, không có đường thoát thân, chúng phải bị nướng sống...
Hiển hách nhất là trận quân của Tứ Kiệt tấn công thành Định Tường (ở địa phận hai thôn Điều Hòa và Bình Biên ngày xưa) vang động cả khu vực. Trận này, trước khi đánh, đích thân Tứ Kiệt cải trang người đi làm mướn, len lỏi được vào nội thành, khi đã dò xét cặn kẽ đường đi nước bước và quy luật sinh hoạt của địch, lúc 3 giờ khuya đêm 01/5/1868, lợi dụng trời tối đen như mực, bọn giặc đang say ngủ, bốn ông cho nghĩa binh trèo tường vào thành, giết chết tên trưởng kho, rồi phóng hỏa thiêu rụi kho lương giặc.
Ngày 25/12/1870, lợi dụng lúc phần lớn lính Pháp kéo về Mỹ Tho ăn lễ Noel, chỉ để lại 25 tên lính mã tà, nhưng thay vì cảnh giác canh giữ đồn bót, tên chỉ huy Đội Cơ lại tổ chức nhậu nhẹt, nghĩa quân của Tứ Kiệt bất thần tấn công đồng Cai Lậy, chiếm chợ, bắt tên Việt gian Bếp Hữu, trị tội bằng cách “nướng trui”, đồng thời phóng hỏa thiêu trụi trại lính, tịch thu nhiều vũ khí, đạn dược rồi rút về căn cứ an toàn.
Do liên tiếp bị tấn công và tổn thất nặng ềnn nên thực dân Pháp huy động đến 1.200 quân, gom ở các vùng lân cận như Tân An, Mỹ Tho, Gò Công và Vĩnh Long, quyết triệt hạ bằng được các căn cứ của nghĩa quân.
Chúng ruồng bố khắp nơi. Bởi quân của Tứ Kiệt hầu hết “đêm là lính, ngày là dân”, có mặt khắp nơi nhưng lại không có mặt ở nơi nào cụ thể, cho nên sự càn quét không mang lại kết quả mong muốn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cuộc đụng độ nảy lửa diễn ra, nhưng cứ trầy trật, bất phân thắng bại. Cuối cùng, tên Việt gian Trần Bá Lộc hiến kế bắt giam và áp dụng những đòn tra khảo hiểm nghiệt đối với thân nhân gia đình bốn ông và 150 thường dân khác. Tuy không ai khai báo hoặc cung cấp điều gì, nhưng bốn ông không nỡ để cho bà con mình cứ bị tra khảo đau đớn đến thúi cả da thịt, nên bốn ông quyết định đánh đổi bằng cách tự nạp mình. Hôm ấy là ngày 1/4/1871.
Tên Lộc nhân danh đại diện chánh phủ Pháp đem vinh hoa phú quý ra dụ dỗ suốt 45 ngày không thành, giặc Pháp đem bốn ông ra chợ Cai Lậy chặt và bêu đầu ngày 14/2/1871, tức ngày 25/12 Canh ngọ.
Thân nhân gia đình chỉ được mang thân mình các ông về quê nhà, gắn chiếc đầu giả làm bằng đất sét vào, chôn cất. Còn 4 thủ cấp của Tứ Kiệt thì 7 ngày sau đó chúng đem vùi dập ở mé rạch sau chợ.
Cảm kích 4 vị anh hùng vì nước quên thân, vì dân diệt bạo, nhân dân địa phương ngấm ngầm chung đậu tiền của lập miếu thờ tại ấp Mỹ Cần, xã Mỹ Trang. Nhưng để che mắt thực dân, đồng bào tôn trí tượng Quan Công ở phía trước (nhân vật tiêu biểu trung nghĩa), còn ở phía sau thì làm một cái khám thờ “Tứ vị thần hồn” và giải thích là “Chùa Ông” (Quan Công) hoặc “Miếu cô hồn”. Nhưng sâu kín tận đáy lòng, không ai không biết đó là miếu thờ Tứ Kiệt.
Trận bão năm Thìn (1904), cũng như toàn bộ nhà cửa, dinh thự trong vùng, “miếu cô hồn” bị sập, nên sau dựng tại Hòa Sơn (trước là xã Thạnh Hòa), nay là thị trấn Cai Lậy - dời về cạnh mộ, vì sát đó chính quyền Pháp xây cất bệnh viện, nhân dân không ưng thuận (cho rằng gần nơi ô uế). Còn ngôi mộ (chôn 4 chủ cấp) thì từ năm 1871 vẫn đắp nấm đất; đến năm 1935 nhân dân đóng góp tiền bạc làm riêng 4 ngôi mộ bằng xi măng, song song và gần sát kề nhau, xung quanh có hàng rào sắt kiên cố.
Tại cổng “Lăng Tứ Kiệt” có chạm khắc hai câu đối:
Tứ vị anh hùng vị quốc hy sinh vĩnh niệm,
Kiệt nhân nghĩa cử tinh thần bất khuất lưu tồn.
Như đã có nói ở trên, Tứ Kiệt hy sinh ngày 14/2/1871, tức 25 tháng chạp năm Canh ngọ, nhưng tại sao hàng năm nhân dân làm lễ giỗ bốn ông vào các ngày rằm tháng giêng, rằm tháng bảy, rằm tháng tám và 25 tháng chạp?
Xuất phát từ lòng cảm mến, kính phục oai đức, nên ngay từ thời Pháp thuộc, nhân dân đã lập đền thờ Bốn Ông và giải thích là miếu cô hồn để qua mắt chính quyền thực dân, thành ra không thể cúng đúng ngày các ông hy sinh mà phải chọn ngày tốt - tốt nhất là ngày rằm cho được danh chánh ngôn thuận, bởi theo truyền thống tín ngưỡng của nhân dân, vào những ngày này, đồng bào đi cúng bái ở chùa là chuyện bình thường, chính quyền Pháp không dòm ngó. Thượng nguơn là ngày rằm tháng giêng, ngày rằm gần nhất so với ngày các ông hy sinh. Còn Trung nguơn, rằm tháng bảy là nhằm cầu siêu cho Tứ Kiệt, cũng phù hợp với tên miếu cô hồn. Riêng vềlễ cúng tháng 8, là cúng ông Chủ Chợ, tuy tổ chức tại miếu nhưng không dính dáng gì với Tứ Kiệt.
Thành ra từ cả trăm năm, nhân dân buộc phải tổ chức lễ giỗ trật ngày. Sau năm 1975 nhân dân vẫn giữ lệ cúng hai ngày rằm ấy. Cho đến năm 1993, câu lạc bộ hưu trí của địa phương quyết định đứng ra tổ chức lễ giỗ đúng ngày các ông hy sinh là 25 tháng chạp.
Tứ Kiệt và các nghĩa dũng ở Tiền Giang đã góp phần tạo dựng lên tầm cao của một dân tộc anh hùng, và cũng chính các vị đã góp phần điểm tô cho 4 chữ vàng “địa linh nhân kiệt” của Tiền Giang được mãi mãi ngời sáng