Lễ hội diễn ra trong ngày 8 tháng 3 âm lịch - Hội Làng Tó
Vào ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch có diễn ra lễ hội Làng Tó tại làng Hữu Thanh Oai, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Bài viết nên xem
- Lễ hội diễn ra trong ngày 30 tháng 3 âm lịch - Hội Đền Suối Mỡ
- Các lễ hội ngày 28 tháng 3 Âm Lịch - Lễ Hội Oóc Pò
- Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 9 tháng 2 - Hội Đền Voi Phục
- Các lễ hội ngày 15 tháng 4 Âm Lịch - Hội Chợ Bản
- Lễ hội tiêu biểu trong ngày 20 tháng 8 âm - Hội Đền Ghềnh
- Các lễ hội ngày 1 tháng 7 Âm Lịch - Lễ Khai Hạ
Hội Làng Tó
Thời gian: tổ chức vào ngày 8 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: làng Hữu Thanh Oai, xã Hữu Hòa, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. (Làng Hữu Thanh Oai trước kia có tên là Hữu Châu gọi nôm là làng Hữu Tó.)
Đối tượng suy tôn: nhằm tôn vinh vị vua Lê Đại Hành (thành hoàng làng).
Nội dung: Hội làng mở đầu có phần lễ dâng hương cúng thành hoàng làng, lễ vật dâng lên cúng phải có cơm nắm muối vừng. Phần hội có: thi hát trống quân, ca trù, bơi trải.
Ngày hội làng, lễ vật được dâng lên thành hoàng gồm oản, bánh chè kho, bánh dầy, hương, hoa, quả và một món không thể thiếu đó là cơm nắm muối vừng. Tục lệ ở làng quy định không dâng tiến xôi, thịt trong ngày hội. Vì thế, mâm lễ cơm nắm muối vừng - món ăn tượng trưng cho vua Lê Đại Hành và quân lính sử dụng trong suốt cuộc hành quân ở Hội làng Hữu Thanh Oai - đã trở thành mâm lễ độc đáo so với những hội làng quanh vùng, cũng thờ vua Đại Hành.
Phần độc đáo, phong phú không kém trong hội làng ở Hữu Thanh Oai đó là phần hội. Tham dự sẽ là cuộc thi hát trống quân của những người trong làng. Ai hát hay, người đó sẽ được nhận thưởng. Hiện nay, trong làng còn có cụ Tham (cụ Giổ) gần 90 tuổi, là người có giọng hát trống quân hay, còn sống. Ngoài hát trống quân, trong lễ hội còn có hát ca trù, bơi chải trên sông. Và đặc biệt là thi bơi của các tay bơi giỏi trong làng. Cuộc thi bơi có lẽ thu hút đông đảo trai tráng và dân làng nhất. Chuyện kể lại rằng, để trở thành những tráng binh khoẻ, có thể giúp vua đánh giặc, từ xửa từ xưa, lợi dụng dòng Nhuệ Giang, trai tráng trong làng sáng, tối đều đua nhau ra sông bơi lội. Có những lần trăng đã lên cao, nhưng những trai trẻ của làng vẫn hò hét, thách đố nhau luyện tập. Ngày hội (9 tháng Ba), sau một thời gian rèn luyện kiên trì, cũng là lúc các tay bơi được bộc lộ tài năng thực sự của mình trong tiếng hò reo của nhân dân hai bên bờ, các tay bơi cùng hăng hái vào cuộc đua. Phần thưởng dành cho người chiến thắng sang thì được mảnh vải lụa, còn không thì chỉ là oản, là hoa quả nhưng như thế cũng đủ đem lại vinh quang và niềm kiêu hãnh cho người chiến thắng.
Hội làng kết thúc vào cuối ngày mùng 9 tháng Ba, thế nhưng dư âm không khí của nó còn kéo dài trong suốt cả năm, để rồi đến ngày 8 tháng Ba sang năm, hội lại đến, mọi người lại dự hội tưng bừng để tưởng nhớ vua Lê Đại Hành.