Các lễ hội ngày 9 tháng 3 Âm Lịch - Lễ Giỗ Tổ Nghề Yến
Các lễ hội diễn ra trong ngày 9 tháng 3 âm lịch gồm có Hội Đình Xốm, Hội Miếu Hai Thôn, Hội Trường Yên, Lễ Giỗ Tổ Nghề Yến
Bài viết nên xem
- Các lễ hội ngày 9 tháng 8 âm lịch - Hội Chọi Trâu Đồ Sơn
- Các lễ hội ngày 17 tháng 7 âm lịch - Hội Đền Bảo Hà
- Các lễ hội ngày 28 tháng 11 Âm Lịch - Hội Đền Trạng Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Các lễ hội ngày 24 tháng 3 Âm Lịch - Hội Đền Đức Ông
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 16 tháng 6 âm lịch - Hội Vàm Láng
- Các lễ hội ngày 16 tháng 1 Âm Lịch - Hội Chọi Trâu
1. Hội Đình Xốm
Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 9 tới ngày 11 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Hùng Lô, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Hùng Vương.
Nội dung: Lễ hội Đình Xốm, tên chữ là đền Hùng Lô, được tổ chức vào đúng dịp giỗ tổ Hùng Vương.
Sáng ngày mùng 9 làng làm đại lễ tại đình. Sau lễ tế thì diễn ra lê rước kiệu: đi đầu là đoàn hát chèo, đội múa lân, 300 nam áo quần trắng, thắt lưng màu hoa lý, nón chóp, chân quấn xà cạp, rước chấp kinh, bát bửu... đi trước và sau kiệu để làm nhiệm vụ bảo vệ. Dẹp đường cho kiệu là 12 ông coi cờ cưỡi ngựa, mội ông có 5 người phục dịch. Buổi tối đoàn rước tới chân đền Hùng, làm lễ hạ kiệu, nghỉ ngơi, xem hát. Sáng ngày mùng 10, rước kiệu lên đền thượng làm lễ các vua Hùng. Chiều rước kiệu về làng. Bên cạnh đó, trong mấy ngày hội còn có các hoạt động vui chơi thú vi thu hút đông đảo người xem tham gia.
2. Hội Miếu Hai Thôn
Thời gian: tổ chức vào ngày mủng 9 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Xuân Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Bà Đỗ Thị Khượng (vợ của vua Lý Bí, là người có công dạy cho dân cấy lúa).
Nội dung: Mở đầu hội miếu là một lễ tế, rước và dâng hương. Phần hội là hoạt động giao lưu, nam nữ thanh niên hát giao duyên với nhau.
3. Hội Trường Yên
Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 9 tới ngày 11 tháng 3 âm lịch (chính hội vào ngày 10 tháng 3).
Địa điểm: xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành.
Nội dung: Trong hội Trường Yên có hai lễ quan trọng là lễ rước nước và lễ tế. Đoàn rước nước, đi đầu là cờ quạt rồi đến phường bát âm, tiếp theo đến kiệu rồng, trên đặt một cái chéo để đến Sông Hoàng Long lấy nước.
Lễ rước thể hiện lòng mong ước của nhân dân được mưa thuận gió hòa cho mùa mang tươi tốt.
Phần hội ngoài các trò chơi như: thi vật, thi bởi trải, thi thổi cơm, múa lân, múa rồng, cồ người...còn có trò cờ lau tập trận diễn đàn tích quãng thời thơ ấu chăn trâu của Đinh Bộ Lĩnh trên đất Trường Yên và kéo chữ. Sau đó, đến trò kéo chữ Thái Bình, thể hiện niềm mong ước Thái Bình của dân chúng.
Khách trảy hội có thể tham dự các trò chơi vui: võ, vật, đua thuyền, đu bay, hát chầu văn, bình thơ, thi thơ, trò kéo chữ, múa gậy, múa rồng, múa lân hoặc chơi cờ người... Độc đáo nhất của hội Trường Yên là trò "Cờ lau tập trận".
4. Lễ Giỗ Tổ Nghề Yến
Thời gian: tổ chức vào ngày 9 và ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Đảo Tân Hiệp, huyện Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn tổ sư Tổ nghề yến.
Nội dung: Vào ngày lễ, người dân tổ chức lễ tế cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trang đối với nghề khai thác yến sào. Ngày tế lễ diễn ra như ngày hội: Trước tiên là hoạt động tế tổ nghề yến, vui hội làng chài (đua ghe ngang, kéo co bằng thuyền trên biển, hội bài chòi, trò chơi bịt mắt đập nồi). Chợ ẩm thực món ngon Cù Lao Chàm (các đặc sản biển, rau rừng, bánh ít, tổ yến khô, yến trưng hột sen, rượu yến, rượu hải sâm - bào ngư...).