Các lễ hội ngày 10 tháng 3 Âm Lịch - Hội Bơi Thượng Cát
Các ngày lễ diễn ra trong ngày 10 tháng 3 âm lịch gồm có: Hội Bơi Thượng Cát, Hội Đền Hùng, Hội Rước Kẻ Gía, Hội Vàm Láng
Bài viết nên xem
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 5 tháng 5 âm lịch -
- Lễ hội trong ngày 10 tháng 9 âm lịch - Lễ Hội Tử Các
- Các lễ hội ngày 18 tháng 3 Âm Lịch - Hội Đậu Bắc Ninh
- Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 9 tháng 2 - Hội Đền Voi Phục
- Lễ hội ngày 10 tháng 10 âm lịch - Tết Trùng Thập hay Song Thập
- Các lễ hội ngày 2 tháng 7 âm lịch - Lễ Hội Xã Mãn Trù
Các ngày lễ diễn ra trong ngày 10 tháng 3 âm lịch:
1. Hội Bơi Thượng Cát
Thời gian: Tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn các vị Quách Lãng, Đinh Bạch Nương, Đinh Tĩnh Nương (là ba anh em tướng của Hai Bà Trưng, lập nhiều công trạng).
Nội dung: Ngoài các hoạt động tế lễ dâng hương hội còn tổ chức các cuộc đua thuyền và các trò chơi dân gian vô cùng đặc sắc: chọi gà, bắn vịt, đấu vật, chạy thi, nấu cơm thi.
2.Hội Đền Hùng
Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: Đền Hùng (nằm trên núi Nghĩa Lĩnh), thôn Cổ Tích, xã Huy Cương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn công đức của Đức Vua Hùng đã dạy nhân dân trồng lúa.
Nội dung: Vào ngày 10 tháng 3 tại nơi đây tổ chức quốc lể để dâng hương giỗ tổ, và cũng là ngày chính hội của đền Hùng.
Hội đền Hùng có nhiều cuộc rước như: rước thần, rước voi, rước kiệu... của các làng Tiên Cương, Hy Cương, Phượng Giao, Cổ Tích... Sau tế lễ là đến phần hội với nhiều hình thức văn hóa nghệ thuật hấp dẫn: Hát ca trù (ở đền hạ), và nhiều trò chơi thể thao phong phú đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc như: Bắn nỏ, cờ tướng, bóng truyền... Đặc biệt hát xoan và hát ghẹo được tổ chức ở đền thượng là laoi5 hình dân ca độc đáo của đất tổ với các làn điệu: giáo trống, giáo pháp, xin huê - đố chữ, hát đúm, dã cá, xe chỉ - vá may, mời trầu, bắc cầu, xẻ ván...
3. Hội Rước Kẻ Gía
Thời gian: tổ chức từ ngày 10 tới ngày 26 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: làng Gía, xã Yên Sở, huyện Hoài Đức (tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội).
Đối tượng suy tôn: Nhằm suy tôn Lý Phục Man (danh tướng có công giúp vua Lý Nam Đế dẹp giặc vào thế kỉ 14).
Nội dung: Làng Gía xưa kia có tên là Kẻ Sở, sau đó đổi thành Cổ Sở và ngày nay là đất thuộc hai xã Đắc Sở và Yên Sở.
Sáng ngày mùng 10 tháng 3, các giáp của Yên Sở, Đắc Sở và các thôn Diễn Xã, Đại Đồng, Yên Thái mang lễ vật đến đình Yên Sở để xin phép thành hoàng làng (tức Lý Phục Man) cho trang trí ngôi đình. Cỗ kiêu lớn của thành hoàng làng là được ráp lại trong ngày hội, con ngựa bằng đồng hun được kéo vào sân.
4. Hội Vàm Láng
Thời gian: tổ chức vào ngày 10 tháng 3 âm lịch.
Địa điểm: xã Kiển Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn Cá Ông.
Nội dung: Đây là lễ hội nghinh Ông của ngư dân vùng ven biển. Vào đêm hội, lễ nghi được tổ chức tại chùa thờ cá Ông, dân làng dâng lễ vật, các nhà sự tụng kinh, hóa vàng mã. Lễ nghinh Ông được cử hành vào lúc 1 giờ sáng, thuyền nghinh Ông được trang hoàng lộng lẫy, trên đặt bàn thờ có mâm xôi cỗ mặn, từ rạch Vàm Láng tiến ra sông Xoài Rạp. Lễ rước có tế nhạc và ca xướng. Khi quay về các thuyền thắp đèn kết hoa rực rỡ, sau đó là lễ cúng vong Ông. Kết thúc là lễ an vị Ông, đưa Ông về thờ ở chùa. Trong ngày hội dân làng tổ chức ăn uống, vui chơi, biểu diễn cái lương.