Lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 9 tháng 2 - Hội Đền Voi Phục
Các lễ hội tiêu biểu diễn ra trong ngày 9 tháng 2 âm lịch: Hội Đền Voi Phục,Hội Đình Bái Ân,Hội Thờ Thủy Thần,Hội Cổ Nhuế
Bài viết nên xem
- Các lễ hội ngày 28 tháng 1 Âm Lịch - Hội Làng Bùi
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 13 tháng 5 âm lịch - Hội Đình Vĩnh Ninh
- Các lễ hội ngày 6 tháng 4 Âm Lịch - Hội Gióng
- Các lễ hội ngày 3 tháng 1 Âm Lịch - Hội Cầu Ngư ở Cửa Hội
- Các lễ hội diễn ra trong ngày 17 tháng 5 âm lịch - Hội Làng Cựu Ấp
- Các lễ hội ngày 24 tháng 4 Âm Lịch - Hội Miếu Bà Chùa Xứ
1. Hội Đền Voi Phục
Thời gian: Tổ chức từ ngày mùng 9 tới ngày 11 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn đại vương Linh Lang - thần trấn phương tây (con vua Lý Thánh Tông).
Nội dung: Đền Voi Phục là một ngôi đền trong Thăng Long tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, trấn dữ phía Tây. Bên ngoài cửa đền có đặt hai con voi quỳ phục có tên gọi là đền Voi Phục.
Hội đền Voi Phục cứ 5 năm mới tổ chức một lần. Đây là hội rước lớn với cờ quạt, lọng, tàn, tán nối nhau thành hàng dài cùng đội sênh tiền rất nhộn nhịp. Đoàn rước đi đến đâu thì tù và chiêng trống theo sau tới đó. Bên dưới hồ là thuyền rồng đang múa lượn. Ngoài ra trong ba ngày hội còn diễn ra các sinh hoạt văn hóa như: ngâm thơ, triển lãm tranh thơ chữ Hán (thư pháp), hát quan họ, cờ.
2. Hội Đình Bái Ân
Thời gian: tổ chức từ ngày 9 tới ngày 10 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: Đình làng Bái Ân, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: Nhằm tôn vinh công đức của ba vị thành hoàng làng là: Chiêu Ứng Vũ Đại Vương Uy Linh Phúc Thần, Chiêu Điều Đại Vương và Thuận Chính Công Chúa.
Nội dung: Mở đầu lễ hội, các vị có uy tín với làng vào đình làm lễ với các vị thành hoàng và cầu xin các vị phù hộ cho dân làng đều bình yên và mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi. Thanh niên tiến hành rước kiệu tham gia hát dân gian, đánh cờ.
3. Hội Thờ Thủy Thần
Thời gian: tổ chức từ ngày mùng 9 tới ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch (chính hội là ngày 10 tháng 2).
Địa điểm: thôn Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn vị thần Bảo Ninh (tức Thủy Thần).
Nội dung: hoạt động chính của hội thờ Thủy Thần ở thôn Linh Đàm là người dân cúng cỗ cá (lưu ý cá ở đây không phải bỏ đầu), sau đó là các hoạt động văn hóa khác như: chơi cờ người, bắt vịt, bơi thuyền.
4.Hội Cổ Nhuế
Thời gian: tổ chức vào ngày 9 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm ghi nhớ công ơn của Đông Chinh vương (con thứ 5 của vua Lê Thái Tổ), là người có công lớn đánh giặc Minh, vợ Đông Chinh là Tạ Minh Hiền công chúa.
Nội dung: Hội Cổ Nhuế thường có rước kiệu, lệ yết cáo thần. Riêng phần hội có chơi cờ bỏi, chơi cờ người, hát đối, chọi gà.
5.Hội Đình Yên Phụ
Tổ chức: từ ngày 9 tới ngày 10 tháng 2 âm lịch.
Địa điểm: phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.
Đối tượng suy tôn: nhằm suy tôn ba vị thành hoàng làng là: Uy Linh Lang, Vương Duy, Vương Ba (hoàng tử con vua Trần Thánh Tông).
Nội dung: Đình Yên Phụ tọa lạc trên một bán đảo nhô ra Hồ Tây thuộc làng Yên Phụ. Ngay từ sáng sơm ngày 9 tháng 2 dân làng đã di chuyển ra giữa Hồ Tây để lấy nước sạch về tắm tượng (lễ Mộc Dục) Chính hội là ngày 10 tháng 2 có tế bò thui. Các nghi thức trong lễ hoàn cung có: cờ bát bửu, long đình, bát âm tài tử, kiệu bát cống rước mẫu, múa tứ linh cầu phúc. Thú vị nhất trong phần hội là nội dung bơi chải xuất phát từ sau đình ra chùa Trấn Quốc rồi quay về đình.