Các lễ hội ngày 29 tháng 12 Âm Lịch - Lễ Trừ Tịch và Đón Giao Thừa
Lễ Trừ Tịch và Đón Giao Thừa là ngày lễ được diễn ra trên toàn đất nước, Trừ tịch là mong muốn trừ bỏ những xui xẻo của năm cũ chuẩn bị đón năm mới
Bài viết nên xem
- Lễ hội trong ngày 14 tháng 9 âm lịch - Hội Đền Dinh Thầy
- Các lễ hội ngày 2 tháng 7 âm lịch - Lễ Hội Xã Mãn Trù
- Các lễ hội ngày 1 tháng 1 Âm Lịch - Tết Nguyên Đán
- Các lễ hội ngày 24 tháng 4 Âm Lịch - Hội Miếu Bà Chùa Xứ
- Các lễ hội ngày 25 tháng 12 Âm Lịch - Hội Làng An Xá tỉnh Hưng Yên
- Các lễ hội ngày 17 tháng 12 Âm Lịch - Hội Mỹ Dương tỉnh Hà Tĩnh
Lễ Trừ Tịch và Đón Giao Thừa
Thời gian: tổ chức vào ngày 29 hoặc 30 tháng 12 âm lịch.
Địa điểm: Diễn ra trên toàn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.
Nội dung: Chiều ngày 30 hoặc 29 tháng 12 ( nếu là năm tháng chạp thiếu) sau bữa cúng tất niên, các bậc ông hoặc cha thường chỉ dẫn cho con cháu rắc vôi bột theo hình một cây cung. Những bộ cung tượng trưng này được bố trí chia ra làm bốn hướng đông, tây, nam, bắc và hai lối cổng trước sân và sau vườn nhà, mục đích là trừ tà ma khỏi đến quấy nhiễu. Và phía trước nhà dựng một cây cột tre cao hang chục sải tay gọi là cây nêu. Khi giao thừa đến, năm cũ vừa hết, năm mới bắt đầu, thì bà mẹ hoặc nàng dâu trưởng trong nhà cuộn hết các chiếu trải giường cũ đem cất đi và trải lại bằng cái chiếu mới tinh. Nghi thức này gọi là trừ tịch (trừ là bỏ đi, tịch là chiếu) tức là lễ thay chiếu.
Sau lễ trừ tịch, người chủ gia đình thường là ông bố bước ra sân làm lễ tạ trời đất. Mâm lễ cúng gồm: đĩa xôi nếp, một con gà trống non luộc chin, trầu cau, rượu, gạo, muối… được đặt lên một cái đôn (hoặc cái mâm, cái ghế) cao giữa sân. Lễ này mục đích là để tạ ơn trời đã cử ngôi sao thái tuế xuống hạ giới cai quản nhân gian năm đó. Tại đình làng, nơi thờ Thần hoàng cũng được mở cuộc tế “Tống cựu nghinh tân” nội dung gần giống như ở các gia đình.
Sau lễ trừ tịch và lễ tạ trời đất, gia chủ mỗi nhà mới kéo cờ lên đỉnh cột nêu. Có nhà dung 5 dải lụa với 5 sắc màu xanh, đỏ, trắng, vàng, đen tượng trưng cho ngũ hành, làm cờ nêu để khẳng định chủ quyền mảnh đất của mình đang sinh sống. Một số gia đình theo đạo phật thì cờ treo trên đình cây nêu được làm bằng các dải phướn có thêu chữ Phật ngữ, tức câu thần chú để trừ ma.Trong khi các bậc ông bà, cha mẹ làm các việc tâm linh thiêng liêng thì đám trẻ con trong nhà cũng được đánh thức dậy mặc quần áo mới để đón giao thừa.
Ngay sau lễ cúng giao thừa, người ta kéo nhau đi lễ các đình, chùa, miếu, điện để cầu phúc cầu may, để xin Thần, Phật phù hộ độ trì cho bản thân và gia đình, đất nước một năm mới gặp nhiều may mắn.